Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo đó, việc thành lập TP. Tân Uyên phù hợp các quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt.
Cụ thể là phù hợp Quyết định 893/QĐ-TTg ngày 11/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025.
Quyết định số 1886/QĐ-UBND ngày 13/7/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Nam Tân Uyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quyết định số 269/QĐ-UBND ngày 9/2/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Tân Uyên đến năm 2025 và chủ trương thành lập TP. Tân Uyên của Bộ Nội vụ.
Về cơ sở thực tiễn, năm 2018, thị xã Tân Uyên được công nhận là đô thị loại 3.
Việc thành lập TP. Tân Uyên trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng đô thị hiện tại của thị xã, không làm tăng đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy và biên chế có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, phù hợp với nguyện vọng của người dân, sẽ góp phần nâng cao vị thế, tạo cơ hội cho thị xã Tân Uyên phát huy tiềm năng đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực.
Quy mô dân số thị xã Tân Uyên là 466.053 người (tính đến 31/12/2021), bao gồm dân số thường trú là 445.046 người, dân số tạm trú quy đổi là 21.007 người.
Tổng số cử tri của thị xã Tân Uyên là 87.479 người. Số cử tri tham gia ý kiến Đề án thành lập TP. Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương là 86.836 người, đạt tỷ lệ 99,26%.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương, đề án đã nhận được sự đồng tình cao của người dân, với 86.734 cử tri đồng ý trên tổng số 86.836 cử tri tham gia lấy ý kiến, chiếm tỷ lệ 99,88%.
Kỳ hộp Hội đồng Nhân dân tỉnh cũng thống nhất việc đầu tư và cam kết bảo đảm cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương tham gia thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP. HCM (đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương).
Theo đó, tổng chiều dài đầu tư dự án khoảng 76,34km đi qua địa bàn các tỉnh, thành phố: TP. HCM, Đồng Nai, Long An, Bình Dương.
Trong đó, đoạn qua tỉnh Bình Dương dài khoảng 10,76km (đi qua địa bàn TP. Dĩ An, TP. Thủ Dầu Một và TP. Thuận An).
Về nguồn vốn đầu tư, ngân sách Trung ương 38.740 tỷ đồng (TP. HCM 24.010 tỷ đồng; tỉnh Đồng Nai 1.934 tỷ đồng; tỉnh Bình Dương 9.640 tỷ đồng; tỉnh Long An 3.156 tỷ đồng).
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.