Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo kết quả khảo sát gần 130.000 doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) thực hiện vào tháng 4 vừa qua (từ ngày 10/4 đến ngày 22/4/2020), có khoảng 86% doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19.
Cụ thể, có gần 58% số doanh nghiệp bị giảm mạnh về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong số các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, tỷ lệ doanh nghiệp không xuất khẩu được hàng hóa lên tới 56,9%, trong đó doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa không xuất khẩu được hàng hóa chiếm 46,2%; doanh nghiệp quy mô nhỏ là 40,7% và doanh nghiệp siêu nhỏ là 28%.
Nếu xét theo loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp FDI là đối tượng chịu nhiều tác động nhất từ thị trường tiêu thụ đầu ra, với 61,2% doanh nghiệp, và có đến 53,8% doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu không xuất khẩu được hàng hóa.
Theo ngành kinh tế, một số ngành công nghiệp trọng điểm đang phải đối mặt với những khó khăn khi hầu hết các doanh nghiệp quy mô lớn phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu. Cụ thể, đối với doanh nghiệp xuất khẩu ngành may mặc và da giày, tỷ lệ doanh nghiệp không xuất khẩu được hàng hóa lần lượt là 64,5% và 65%.
Ngành sản xuất các sản phẩm điện tử và sản xuất ô tô cũng gặp khó khăn khi doanh nghiệp không xuất khẩu được hàng hóa chiếm tỷ lệ khá cao, trên 45%
Doanh thu quý I năm 2020 của các doanh nghiệp giảm mạnh xuống còn 74,1% so với cùng kỳ năm trước và dự kiến 4 tháng đầu năm 2020 sẽ tiếp tục giảm xuống còn gần 70% cùng kỳ năm 2019.
Mặc dù doanh thu bị giảm mạnh so với kế hoạch đề ra, các doanh nghiệp vẫn phải gánh chịu các khoản chi phí hàng ngày như chi trả lương và các khoản chi phí liên quan cho người lao động, chi phí lãi vay, thuê mặt bằng…
Theo quy mô, doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ và nhỏ là hai nhóm có sự sụt giảm doanh thu mạnh nhất. Dự kiến doanh thu quý I năm 2020 so với cùng kỳ năm trước của hai nhóm doanh nghiệp này chỉ đạt 59,9% và 61,4%.
Nhóm ngành đại lý du lịch, giáo dục và đào tạo, lưu trú, ăn uống và hàng không đều đang phải trải qua giai đoạn khó khăn khi doanh thu dự kiến 4 tháng đầu năm 2020 giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019, chỉ còn lần lượt là 44%; 47,6%; 56%; 59,7% và 76,5%.
Một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay là thiếu vốn, đặc biệt là vốn lưu động. Có trên 45% số doanh nghiệp đang bị thiếu hụt nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước là nhóm có tỷ lệ thiếu hụt nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh cao nhất với gần 50% số doanh nghiệp.
Theo ngành kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có tỷ lệ doanh nghiệp bị thiếu hụt vốn cao nhất với trên 51% số doanh nghiệp.
Khó khăn về thị trường, nguồn thu, dòng tiền đã khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải sử dụng các biện pháp liên quan đến lao động: gần 30% doanh nghiệp áp dụng giải pháp cắt giảm lao động; trên 21% doanh nghiệp cho lao động nghỉ không lương và gần 19% doanh nghiệp giảm lương lao động
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp “khốn đốn” vì đại dịch, thời gian qua đã có nhiều nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp “bán mình”.
Bộ cảnh báo nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, hiện tượng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trong thời gian tới sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn.
Đặc biệt, các doanh nghiệp tiềm năng của Việt Nam (doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, đã có thị phần nhất định, có vai trò dẫn dắt một số ngành kinh tế quan trọng) có thể sẽ bị thâu tóm bởi các nhà đầu tư nước ngoài với giá rẻ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất nhiều biện pháp “cứu” doanh nghiệp. Đáng chú ý trong số đó là Bộ kiến nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo cho chủ doanh nghiệp, hỗ trợ tư vấn tại doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tái cơ cấu, phát triển sản xuất kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đào tạo cho lao động để đáp ứng kế hoạch tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình kinh doanh/sản phẩm.
Bên cạnh đó, Bộ cũng kiến nghị Chính phủ xem xét có chính sách bảo lãnh tín dụng cho khoản vay mới của các khách hàng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, sử dụng nhiều lao động như doanh nghiệp trong các ngành du lịch, dệt may, da giày, hàng không… và các khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa (tương tự như chính sách bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp thời kỳ khủng hoảng những năm 2008-2009).
Song song với đó là xem xét bổ sung đối tượng người lao động trong các ngành như du lịch, nhà hàng, khách sạn, giáo dục tư thục… bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh vào đối tượng được hưởng trợ cấp của Nhà nước để giúp doanh nghiệp có thể giữ chân người lao động, đảm bảo ổn định lực lượng lao động sẵn sàng cho việc phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh.
Bộ cũng kiến nghị khẩn trương thực hiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa; có chính sách cấp bù lãi suất có thời hạn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.