Chậm trễ tách bạch ghế nóng, Gelex, Bibica, PCC1... bị HoSE nhắc nhở

Thanh Thủy - 14/08/2020 08:06 (GMT+7)

Gần 2 tuần kể từ khi quy định tách bạch chức danh chủ tịch HĐQT và CEO có hiệu lực, không ít doanh nghiệp niêm yết lâu năm trên sàn vẫn chưa sắp xếp được nhân sự.

VNF
Ảnh minh họa

Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) những ngày qua đã ban hành một loạt văn bản nhắc nhở các doanh nghiệp niêm yết tại sàn này về việc tuân thủ Nghị định 71/2017/NĐ-CP. Quy định này yêu cầu các công ty đại chúng cần đảm bảo chủ tịch HĐQT không kiêm nhiệm tổng giám đốc kể từ ngày 1/8/2020.

Một làn sóng thay đổi nhân sự đã xảy ra trước giờ G và cả ngay sau khi quy định bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên, số lượng các tổ chức bị nhắc nhở lần này vẫn lên tới gần 10 doanh nghiệp chỉ tính riêng trên HoSE, bao gồm cả các doanh nghiệp niêm yết lâu năm trên sàn.

HoSE đã nhắc nhở và đề nghị công ty nhanh chóng khắc phục và gửi báo cáo giải trình trước ngày 18/08.

Nghị định 71 được ban hành cách đây 3 năm. Các quy định phần lớn đều đã áp dụng ngay khi ban hành, riêng việc tách bạch nhân sự này được lui thời gian hiệu lực. Phạm vi áp dụng không chỉ là các doanh nghiệp niêm yết mà là toàn bộ công ty đại chúng, nhưng dù đã có thời gian chuẩn bị, điều này cũng không dễ dàng ngay với các doanh nghiệp niêm yết.

Nguyên nhân cũng khá dễ hiểu bởi chủ tịch HĐQT và CEO là những vị trí quan trọng nhất về mặt nhân sự của mỗi doanh nghiệp. Bối cảnh hiện tại cũng khá đặc biệt khi dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng nhiều mặt đến hầu khắp các ngành nghề trong nền kinh tế.

Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020, Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (Gelex, mã GEX) không ban hành tờ trình cổ đông cho phép chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm vị trí tổng giám đốc như hàng năm. Tuy nhiên, nội dung này lại được đưa vào báo cáo của HĐQT.

Khi được cổ đông hỏi về kế hoạch nhân sự, phó chủ tịch HĐQT Gelex cũng cho biết trong trường hợp quy định có sự thay đổi (không yêu cầu tách bạch hai vị trí này), công ty vẫn mong muốn cơ cấu nhân sự như hiện tại. Vị trí chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc của Gelex đã được giao cho ông Nguyễn Văn Tuấn từ tháng 1/2018.  

Khác với Gelex, Bibica đã trù tính câu chuyện nhân sự từ cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020. Tờ trình thông qua việc giao vị trí chủ tịch HĐQT cho ông Trương Phú Chiến và vị trí tổng giám đốc cho ông Nguyễn Quốc Hoàng, đồng thời chuyển vai trò đại diện pháp luật sang cho chủ tịch HĐQT đều đã được cổ đông thông qua. Tuy nhiên, hai vị trí này hiện vẫn do ông Trương Phú Chiến đảm nhiệm. Là một trong những doanh nghiệp sớm niêm yết trên sàn, HoSE cũng đã phải gửi công văn nhắc nhở việc áp dụng quy định quản trị công ty đối với Bibica.

Ô tô TMT cùng ngày nhận công văn nhắc nhở của HoSE cũng đã thông qua quyết định về nhân sự. Vị trí tổng giám đốc đã được giao lại cho ông Bùi Quốc Hưng, con trai ông Bùi Văn Hữu - người kiêm nhiệm hai vị trí này trước đó. 

Làn sóng thay đổi nhân sự điều hành ở thượng tầng lần này không chỉ là câu chuyện tách bạch hai vai trò. Ở nhiều doanh nghiệp lớn, đây còn là sự chuyển giao thế hệ sau một thời gian dài chuẩn bị. Masan, REECorp, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình hay mới đây là Ô tô TMT… đều bổ nhiệm lớp thế hệ kế cận đảm đương vị trí CEO. 

Danh sách các doanh nghiệp bị Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM nhắc nhở về việc tách bạch nhân sự vị trí chủ tịch HĐQT và CEO.

 

Theo Đầu tư
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.