Chỉ số PMI bất ngờ vượt ngưỡng 50 sau 3 tháng
(VNF) - Theo báo cáo công bố ngày 1/4/2025 của Công ty S&P Global Market Intelligence, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI ) ngành sản xuất Việt Nam đạt 50,5 điểm trong tháng 3. Đây là mức tăng đáng chú ý sau 3 tháng liên tiếp nằm dưới ngưỡng 50 – mốc được xem là ranh giới giữa mở rộng và thu hẹp sản xuất.
Hoạt động xuất khẩu tiếp tục lao dốc
Sự phục hồi nhẹ này cho thấy điều kiện kinh doanh đã cải thiện phần nào vào cuối quý I/2025, phản ánh qua các chỉ số cấu phần như đơn đặt hàng mới, sản lượng, việc làm, thời gian giao hàng và hàng tồn kho. Tuy nhiên, mức tăng chưa thực sự mạnh mẽ, khiến giới phân tích vẫn giữ tâm lý thận trọng khi đánh giá tính bền vững của đà phục hồi hiện tại.
Sản lượng ngành sản xuất tăng trưởng trở lại trong tháng 3, chấm dứt chuỗi ba tháng giảm liên tiếp. Đây cũng là mức cải thiện mạnh nhất kể từ tháng 8/2024. Theo dữ liệu từ S&P Global, đà tăng này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự hồi phục của số lượng đơn đặt hàng mới từ thị trường nội địa.

Các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết hàng tồn kho đầu vào đủ đầy và điều kiện giao hàng được cải thiện đã tạo thuận lợi cho việc đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước.
Trái lại, hoạt động xuất khẩu tiếp tục lao dốc. Tháng 3 là tháng thứ năm liên tiếp ghi nhận sự sụt giảm của số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới và mức giảm lần này là sâu nhất kể từ tháng 7/2023.
Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp cho biết đơn hàng từ Trung Quốc đại lục – thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam – đã giảm đáng kể. Điều này cho thấy nhu cầu toàn cầu vẫn đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ xung đột địa chính trị, bảo hộ thương mại và xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng.
Trong bối cảnh này, tâm lý kinh doanh dù vẫn nghiêng về lạc quan nhưng không thật sự mạnh mẽ. Chỉ số kỳ vọng về sản lượng trong 12 tháng tới đã giảm nhẹ so với tháng trước và vẫn thấp hơn mức trung bình dài hạn. Nhiều doanh nghiệp đang theo đuổi chiến lược “chờ xem” để đánh giá xu hướng thực sự của thị trường trước khi đưa ra quyết định đầu tư mở rộng sản xuất.
Một điểm đáng chú ý khác trong báo cáo PMI tháng 3 là sự tiếp diễn xu hướng cắt giảm lao động. Đây là tháng thứ sáu liên tiếp số lượng nhân công trong ngành sản xuất giảm, mặc dù mức giảm lần này là nhẹ nhất kể từ đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu là do đơn hàng yếu kéo dài khiến doanh nghiệp chưa dám tuyển dụng trở lại. Tình trạng nghỉ việc tự nguyện cũng góp phần vào sự sụt giảm lực lượng lao động.
Hoạt động mua hàng hóa đầu vào cũng giảm sau bốn tháng liên tục tăng. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang áp dụng chiến lược kiểm soát tồn kho chặt chẽ hơn trong bối cảnh nhu cầu còn nhiều biến động. Theo S&P Global, một số doanh nghiệp cho rằng lượng nguyên vật liệu mua trong quý trước đủ để duy trì sản xuất trong ngắn hạn, nên hiện không có động lực tăng mua thêm.
Tồn kho hàng mua và hàng thành phẩm đều tiếp tục giảm trong tháng 3. Tuy nhiên, mức giảm tồn kho nguyên vật liệu là thấp nhất kể từ tháng 8/2024, phản ánh sự điều chỉnh hợp lý thay vì cắt giảm đột ngột. Trong khi đó, thời gian giao hàng từ nhà cung cấp tiếp tục kéo dài do chậm trễ trong vận chuyển quốc tế, nhưng mức độ trì hoãn đã giảm đáng kể và hiện là thấp nhất trong bảy tháng qua. Điều này cho thấy chuỗi cung ứng đang dần ổn định trở lại.
Một trong những tín hiệu tích cực rõ rệt trong tháng 3 là tốc độ tăng chi phí đầu vào đã chậm lại. Theo dữ liệu của S&P Global, đây là mức tăng thấp nhất trong chuỗi 20 tháng tăng giá liên tục. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu đầu vào yếu khiến nhà cung cấp buộc phải giảm giá để giữ khách hàng. Ngoài ra, giá nhập khẩu một số nguyên liệu chủ lực đã hạ nhiệt nhờ thị trường hàng hóa toàn cầu ổn định hơn.
Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh trong nước lại khiến các doanh nghiệp tiếp tục phải giảm giá bán đầu ra. Tháng 3 là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số giá bán hàng hóa giảm. Mức giảm không lớn nhưng cho thấy doanh nghiệp đang ưu tiên duy trì thị phần thay vì tối đa hóa lợi nhuận. Trong ngắn hạn, đây là cách để thúc đẩy tiêu thụ, nhưng nếu kéo dài có thể gây bào mòn biên lợi nhuận và cản trở đầu tư cho đổi mới sản xuất.
Số lượng đơn đặt hàng mới tăng lần đầu kể từ đầu năm tới nay
Phân tích về sự tăng điểm của chỉ số này, theo ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence cho biết: “Ngành sản xuất của Việt Nam bắt đầu hoạt động mạnh mẽ hơn vào tháng 3 khi sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng lần đầu vào năm 2025 tính đến nay. Hy vọng các công ty sẽ có thể tiếp tục thành công hơn trong những tháng tới dựa trên những cải thiện này.
"Tuy nhiên, hiện các nhà sản xuất vẫn còn khá thận trọng, từ đó ngần ngại tuyển dụng thêm nhân viên hay mua thêm hàng hóa đầu vào. Điều này có thể phản ánh một môi trường quốc tế bất ổn, với số đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm mạnh trong tháng 3”.

Việc PMI vượt ngưỡng 50 sau 3 tháng giảm liên tiếp là tín hiệu tích cực về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, mức 50,5 điểm vẫn thấp hơn so với trung bình dài hạn của chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam giai đoạn 2011–2024 (khoảng 51–52 điểm). Điều này cho thấy đà phục hồi hiện tại còn yếu, thiếu lực đẩy mạnh từ khu vực xuất khẩu và niềm tin doanh nghiệp.
Để ngành sản xuất có thể chuyển mình thực sự, các chính sách hỗ trợ từ nhà nước là điều kiện tiên quyết. Môi trường lãi suất thấp, tăng đầu tư công, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và logistics sẽ tạo đòn bẩy để khơi thông năng lực sản xuất trong nước, bên cạnh đó cần tận dụng tối đa các hiệp định thương mại tự do (FTA) và cơ hội từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu để gia tăng đơn hàng xuất khẩu trong các tháng tới.
Cầu yếu, chuỗi cung ứng trì trệ, PMI tháng 1 giảm còn 48,9 điểm
- Chỉ số PMI Việt Nam lại về dưới 50 điểm, thấp hơn mức trung bình ASEAN 01/04/2024 04:27
- PMI tháng 10 tiếp tục dưới ngưỡng 50 điểm, đơn đặt hàng mới tăng yếu 01/11/2023 05:27
- Chỉ số PMI xuống dưới 50 điểm, tín hiệu kinh doanh suy giảm 02/10/2023 03:24
Chủ tịch Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị vi phạm đến mức phải kỷ luật
(VNF) - Vi phạm của Chủ tịch Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị gây hậu quả nghiêm trọng đến mức phải thi hành kỷ luật.
Mỹ áp thuế đối ứng với hàng Việt: Mức 46% hiểu sao cho đúng?
(VNF) - Các chuyên gia cho rằng con số thuế suất đối ứng mà Tổng Thống Trump đưa ra được tính bằng chênh lệch thương mại hai chiều giữa hai nước, chia đôi và làm tròn lên.
Bộ Công Thương: Mức thuế Mỹ áp cho Việt Nam thiếu căn cứ và không công bằng
(VNF) - Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài - Bộ Công Thương cho biết Mức thuế MFN trung bình mà Việt Nam áp đối với hàng hóa nhập khẩu hiện nay là 9,4%. Do đó, mức thuế đối ứng mà Hoa Kỳ dự kiến áp cho hàng hóa Việt Nam lên tới 46% là thiếu căn cứ khoa học và thực sự không công bằng, không phản ánh thiện chí và nỗ lực của Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua trong việc xử lý tình trạng thâm hụt thương mại giữa hai nước.
Chủ tịch Quảng Nam nói về việc sáp nhập với Đà Nẵng
(VNF) - Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, việc sáp nhập Quảng Nam và Đà Nẵng để có không gian phát triển mạnh hơn và đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn.
TT Trump áp thuế 46%: Thách thức ngắn hạn và cơ hội chuyển đổi trong dài hạn
(VNF) - Theo chuyên gia kinh tế Trần Minh: "Nếu chính phủ và doanh nghiệp phản ứng nhanh nhạy như đàm phán thương mại, đa dạng hóa thị trường, và tối ưu hóa chuỗi cung ứng Việt Nam có thể giảm thiểu tác động và tận dụng cơ hội để củng cố nền kinh tế trong dài hạn'
Sân Mỹ Đình xuống cấp: Thủ tướng ra chỉ đạo 'nóng'
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khai thác sân vận động quốc gia Mỹ Đình hiệu quả, tránh lãng phí.
TT Trump áp thuế 46%: Những 'lá bài' giúp Việt Nam ứng phó trước biến động
(VNF) - Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng: "Chính sách thuế được công bố nhưng cánh cửa đàm phán vẫn còn. Việt Nam sở hữu nhiều ‘lá bài’ có thể tận dụng, nhưng cần biết cách khai thác và chủ động hơn trong cuộc chơi này".
Thu hồi xong gần 10.000 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế
(VNF) - Gần 10.000 tỷ đồng bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đã được toàn hệ thống thi hành án dân sự thu hồi trong 6 tháng qua.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: 'Mục tiêu tăng trưởng 8% là không đổi'
(VNF) - Thủ tướng đánh giá việc Mỹ áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam cũng là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh nhưng bền vững.
TT Trump áp thuế 46%: Những hàng Việt nào không bị vào danh sách 'khắc nghiệt'?
(VNF) - Mỹ công bố áp thuế đối ứng cao với 25 nền kinh tế, Việt Nam với mức 46%, cao thứ 2 trong danh sách. Tuy vậy, thông báo cũng nêu rõ một số hàng hóa sẽ không phải chịu thuế đối ứng.
Mỹ áp thuế quan 46% với Việt Nam: Thủ tướng họp khẩn với các bộ, ngành
(VNF) - Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành sau khi Mỹ tuyên bố mức áp thuế mới đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.
TT Trump áp thuế 46%: Nguy cơ cao nhất, hàng Việt sẽ đắt hơn đối thủ 10 - 20%?
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, việc Mỹ áp mức thuế 46% cho 90% hàng hóa từ Việt Nam là mức thuế rất cao, nhóm chịu tổn thương cao nhất trong các quốc gia. Với mức thuế này, hàng hoá Việt Nam có thể sẽ đắt hơn các đối thủ từ 10-20% và ảnh hưởng đến nhiều góc độ khác nhau của nền kinh tế.
Xuất nhập khẩu Việt Nam: Cơ hội, thách thức và vai trò của người Việt Nam ở nước ngoài
(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, năm 2023 đánh dấu một giai đoạn đầy thách thức đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
TT Trump áp thuế 46%: Doanh nghiệp Việt triệu tập họp khẩn, bàn cách ứng phó
(VNF) - Trước thông tin Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề đã tổ chức họp khẩn nhằm tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại.
Căn cứ để sáp nhập còn 34 tỉnh, 5.000 xã sau sắp xếp địa phương
Trước Hội nghị Trung ương, Bộ Nội vụ tập trung tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan để hoàn thiện tờ trình, đề án sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã với quy mô 34 tỉnh, khoảng 5.000 xã.
TP.HCM áp cơ chế 'khoán' tăng trưởng cho doanh nghiệp tư nhân?
(VNF) - TS. Trương Minh Huy Vũ đề xuất là áp dụng cơ chế "khoán tăng trưởng" cho doanh nghiệp tư nhân. TP. HCM có thể hợp tác với các tập đoàn lớn, giao nhiệm vụ cụ thể và đồng hành cùng doanh nghiệp trong triển khai các dự án như nhà ở xã hội, nhà ven kênh rạch và hạ tầng đô thị.
Thủ tướng: 'Giải quyết vấn đề kinh tế bằng biện pháp kinh tế'
(VNF) - Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự, giải quyết các vấn đề kinh tế bằng biện pháp kinh tế.
Việt Nam top 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á, động lực lớn từ dòng chảy chục tỷ USD
(VNF) - Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trở thành một trong 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á với quy mô GDP dự kiến vượt 500 tỷ USD vào năm 2025.
Bộ trưởng đi công tác được thuê phòng nghỉ 4 triệu đồng/ngày
(VNF) - Bộ Tài chính vừa tăng mức chi công tác phí. Theo đó, từ ngày 4/5, lãnh đạo cấp bộ trưởng được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ là 4 triệu đồng/ngày/phòng, tăng 1,5 triệu đồng so với mức cũ.
Bộ Xây dựng: 'Bố trí khoảng 14.800 tỷ gỡ khó cho 11 dự án BOT'
(VNF) - Bộ Xây dựng đề xuất Nhà nước bố trí khoảng 14.800 tỷ đồng tiền tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2024 để mua lại và hỗ trợ các dự án BOT gặp khó khăn.
Đồng loạt điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên cả nước
(VNF) - Điều tra Doanh nghiệp năm 2025 do Cục Thống kê tổ chức nhằm thu thập thông tin toàn diện về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã trên cả nước…
Tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai sáp nhập tỉnh, xã vào 16/4
(VNF) - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết sau khi Trung ương thông qua đề án sáp nhập tỉnh, xã, Bộ Chính trị sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai công việc này vào ngày 16/4.
Nhu cầu Việt Nam lên cao, giá tăng nhanh gấp 3 vàng, đầu cơ dồn tiền tích trữ bạc
(VNF) - Nhờ những tiềm năng vượt trội trong nhiều lĩnh vực quan trọng như năng lượng, sản xuất xe điện, y tế,… cũng như được nhận định có dư địa tăng giá trong tương lai, bạc dần trở thành một kênh đầu tư tích trữ mới trên thị trường, nhất là khi giá vàng tăng cao kỷ lục đạt hơn 100 triệu đồng/lượng.
Thuỷ điện Hồi Xuân: 15 năm 'án binh bất động', ngân hàng bị đọng vốn trăm tỷ
(VNF) - 15 năm sau ngày khởi công, Thủy điện Hồi Xuân (ở Thanh Hóa) vẫn “án binh bất động”, chưa xong việc GPMB. Bên cạnh việc sử dụng vốn vay từ ngân hàng nước ngoài và cả ngân hàng trong nước cũng đang đọng vốn trăm tỷ đồng tại dự án.
Cả nước dự kiến còn 5.000 xã phường
(VNF) - Theo dự thảo Nghị quyết mới nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính, số xã, phường trên cả nước giảm từ 10.035 xuống khoảng 5.000.
Chủ tịch Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị vi phạm đến mức phải kỷ luật
(VNF) - Vi phạm của Chủ tịch Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị gây hậu quả nghiêm trọng đến mức phải thi hành kỷ luật.
Toàn cảnh đại đô thị của Vingroup, cực hút mới ở Văn Giang - Hưng Yên
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.