Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ông Thành cho biết thêm, trước đó, ngày 22/11, Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GTVT) có văn bản số 4606/CHHVN-CTHH, chỉ đạo Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh thống nhất với các đơn vị liên quan đưa tàu vào khai thác tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long - cảng khách quốc tế chuyên dùng đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam.
Cụ thể, Cục Hàng hải Việt Nam yêu cầu Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, Cty TNHH MTV Hoa tiêu hàng hải khu vực III và chủ đầu tư xem xét, thống nhất cỡ tàu khai thác, kích thước, mớn nước phù hợp; vũng quay chở theo thông báo hàng hải để lựa chọn cỡ tàu khai thác phù hợp.
“Đồng thời, cảng vụ Quảng Ninh chịu trách nhiệm về an toàn cho tàu ra, vào, neo đậu đón trả khách; thực hiện kiểm tra điều kiện thực tế, luồng tàu và giới hạn độ sâu vùng nước trước cầu cảng, các quy định liên quan để cấp phép cho tàu, thuyền hoạt động tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long...”, văn bản nêu rõ.
Ông Thành cho chia sẻ: Việc đưa vào sử dụng cảng hành khách quốc tế Hạ Long, cho phép đón các loại tàu chở khách quốc tế lớn nhất thế giới cập bến trực tiếp, thay vì phải đỗ ngoài xa và dùng tender tăng bo khách vào bờ như lâu nay.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, bên cạnh các dự án như sân bay Vân Đồn, tuyến cao tốc Hạ Long – Vân Đồn, thì cảng tàu khách quốc tế Hạ Long tiếp tục là một dự án quan trọng mà Tập đoàn Sun Group đầu tư vào Quảng Ninh theo mô hình hợp tác công tư (PPP) nhằm giảm gánh nặng ngân sách.
Dự án cảng biển này có tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách tỉnh đầu tư 300 tỉ đồng để làm cầu dẫn; còn lại Tập đoàn Sun Group đầu tư xây dựng cầu cảng, nhà ga hành khách.
Theo thiết kế, phần cầu dẫn dài 706m, rộng 11,5m, mỗi bên bố trí 0,5m trồng cây xanh; cầu cảng dài 511m, trong đó bến cảng đón khách dài 130m, rộng 31m, có thể tiếp nhận được tàu du lịch quốc tế lớn nhất hiện nay trên thế giới dài – dài khoảng 330m, sức chở 6.500 hành khách.
Phần nhà ga hành khách được thiết kế 3 tầng, diện tích sử dụng mỗi tầng rộng 4.500m2. Ngoài ra, trên cầu cảng còn có các vị trí quay đầu của xe ô tô…
Ông Vũ Văn Khánh, Giám đốc Sở GTVT Quảng Ninh cho biết: Vịnh Hạ Long là một trong những chặng dừng chân của các hãng tàu khách quốc tế lớn từ nhiều năm qua.
Ước tính, mỗi năm có khoảng 100 chuyến tàu siêu sang cập vịnh Hạ Long, đem theo khoảng 200.000 du khách từ khắp nơi trên thế giới. Từ đây, tùy thuộc vào chương trình tour, du khách đi thăm vịnh Hạ Long, TP.Hạ Long và một số điểm du lịch tại Quảng Ninh cũng như Hà Nội.
Tuy nhiên, đến nay, việc đón tàu và khách vào vịnh vẫn hết sức tạm bợ. Do không có cảng, nên tàu phải đỗ ở rất xa và dùng tender đưa khách vào bờ.
Việc này không chỉ bất tiện khi thời tiết mưa, nắng và thiếu an toàn; đồng thời mất rất nhiều thời gian, bởi có những chuyến đông, phải gần 2 tiếng sau, vị khách cuối cùng lên được bờ, trong khi thời gian ghé vào Hạ Long nhiều chuyến chỉ có vài tiếng đồng hồ.
“Với việc đưa vào sử dụng Cảng quốc tế Hạ Long ngày 27/11, chắc chắn trong thời gian tới, các hãng tàu lớn có thể sẽ tính toán tăng thêm chuyến đến vịnh Hạ Long”, ông Khánh cho biết.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.