Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Một nguồn tin thân cận với ông Volozh chia sẻ với Financial Times rằng việc trực tiếp yêu cầu gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt rõ ràng là lựa chọn duy nhất còn lại đối với vị doanh nhân người Nga.
“Thành thật mà nói, thật khó để tưởng tượng ông ấy có thể làm gì khác. Hàng trăm doanh nhân Nga đang bị trừng phạt khác đang theo dõi chặt chẽ phản ứng từ phía EU”, nguồn tin cho biết, ngụ ý rằng những người khác có thể làm theo nếu việc “quay lưng với Điện Kremlin” giúp Volozh thoát khỏi lệnh trừng phạt.
Yêu cầu này được đưa ra sau khi ông Volozh công khai lên án cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine mà Moscow phát động vào tháng 2 năm ngoái. Đầu tháng này, ông gọi hoạt động quân sự của Nga là một “cuộc xâm lược man rợ”, đồng thời ông bày tỏ lo ngại về số phận của người dân Ukraine, nhiều người trong đó ông xem là “bạn bè và người thân".
“Tôi phải chịu trách nhiệm về hành động của đất nước. Có nhiều lý do để tôi giữ im lặng bấy lâu nay. Chắc chắn sẽ có người hỏi tại sao tôi lên tiếng vào thời điểm này, nhưng sẽ không ai hỏi về bản chất của nó. Tôi phản đối chiến tranh”, ông Volozh nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông Volozh mới đây đã thay đổi tiểu sử của mình trên trang web cá nhân, động thái được cho là để từ bỏ quốc tịch của mình. Doanh nhân này hiện tự mô tả mình là “doanh nhân công nghệ, nhà khoa học máy tính, nhà đầu tư và nhà từ thiện người Israel gốc Kazakhstan”. Được biết, ông sống ở Israel từ năm 2015 và chưa quay lại Nga kể từ khi xung đột với Ukraine nổ ra.
Tỷ phú Volozh đã từ bỏ vai trò Giám đốc điều hành của Yandex vào năm ngoái, sau khi tên của ông xuất hiện trong danh sách đen trừng phạt của EU. Brussels cáo buộc tỷ phú Volozh đã hỗ trợ cho Chính phủ Liên bang Nga với tư cách là Giám đốc điều hành của Yandex, được mô tả là "công ty internet lớn nhất ở Nga".
Phó giám đốc điều hành của Yandex, ông Tigran Khudaverdyan, cũng đã từ chức vào tháng 3 sau khi EU trừng phạt ông này vì quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Hai thành viên hội đồng quản trị người Mỹ của Yandex, nhà đầu tư công nghệ Esther Dyson và giáo sư Đại học Stanford Ilya Strebulaev, cũng đã lần lượt từ chức sau đó.
Trong nhiều năm qua, Yandex được coi là "viên ngọc quý" của ngành công nghệ Nga. Công ty chiếm đến 60% thị phần trên thị trường công cụ tìm kiếm tại quốc gia này, một tín hiệu cho thấy các doanh nhân công nghệ Nga có thể cạnh tranh với các đối thủ đến từ Mỹ. Yandex cũng có tham vọng phát triển ra nước ngoài khi mở dịch vụ tại Đức và Thổ Nhĩ Kỳ, thành lập các trung tâm nghiên cứu ở Thung lũng Silicon...
Tuy nhiên, sau khi chiến sự Ukraine nổ ra khiến Nga lĩnh loạt đòn trừng phạt, nhiều công ty phương Tây vội vàng dừng hợp tác khiến công việc kinh doanh của Yandex lao dốc. Kế hoạch cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây cho khách hàng châu Âu, gồm khoản đầu tư 30 triệu USD tại Đức dự kiến diễn ra trong năm nay, cũng bị tạm hoãn.
Xem thêm >> Kinh tế Trung Quốc suy thoái, thế giới đối mặt với những biến số nào?
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.