Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Cơ quan Hải quan Trung Quốc ngày 24/8 thông báo đình chỉ toàn bộ việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản Nhật Bản “nhằm ngăn chặn một cách toàn diện các rủi ro an toàn thực phẩm do ô nhiễm phóng xạ từ nước thải hạt nhân Fukushima gây nên”.
Quyết định được đưa ra vài giờ sau khi Nhật Bản tiến hành xả nước thải hạt nhân qua xử lý từ nhà máy Fukushima Daiichi ra Thái Bình Dương. Bắc Kinh xem động thái này là một "hành động cực kỳ ích kỷ và vô trách nhiệm, đẩy rủi ro lên toàn thế giới và ảnh hưởng tới thế hệ tương lai”.
Trước đó, kể từ năm 2011, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu hầu hết các sản phẩm thực phẩm từ các tỉnh gần Fukushima.
Hồi tháng trước, Bắc Kinh tiếp tục ngừng nhập khẩu thực phẩm từ 10 trong số 47 tỉnh của Nhật Bản nhằm phản đối việc nước này xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển.
Theo công ty nghiên cứu Teikoku Databank, khoảng 700 nhà xuất khẩu thực phẩm Nhật Bản sẽ bị ảnh hưởng bởi các hạn chế của Trung Quốc.
Trung Quốc vốn là thị trường xuất khẩu cá lớn nhất của Nhật Bản, với kim ngạch 71,7 tỷ yen (khoảng 493,4 triệu USD) trong năm 2022; kim ngạch các loài giáp xác và nhuyễn thể như cua và sò vào khoảng 53,56 tỷ yen (khoảng 365,7 triệu USD).
Việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm lập tức vấp phải chỉ trích từ phía Nhật Bản. Theo Bộ trưởng Thủy sản Tetsuro Nomura, phản ứng thái quá của Trung Quốc “đi ngược lại động thái toàn cầu nhằm bãi bỏ quy định và loại bỏ các hạn chế đối với nhập khẩu thực phẩm từ Nhật Bản và rất đáng thất vọng”.
Nhật Bản khẳng định nước thải sẽ dưới giới hạn nồng độ tritium trong nước thải là 1.500 Bq/l (becquerel/lít), thấp hơn 7 lần so với mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 10.000 Bq/l đối với nước uống.
Phía Nhật Bản ngày 25/8 đã gửi kháng nghị tới Trung Quốc thông qua các kênh ngoại giao, yêu cầu Bắc Kinh lập tức hủy lệnh cấm.
Nga là một trong những nhà cung cấp hải sản lớn nhất cho Trung Quốc, với 894 công ty Nga được phép xuất khẩu hải sản sang nước này, theo Rosselkhoznadzor, cơ quan giám sát an toàn thực phẩm Nga.
Trong một tuyên bố vào ngày 26/8, Rosselkhoznadzor cho biết họ đang tìm cách tăng số lượng nhà xuất khẩu hải sản sang Trung Quốc.
"Thị trường Trung Quốc nói chung đầy hứa hẹn cho các sản phẩm cá của Nga. Chúng tôi hy vọng sẽ tăng số lượng các công ty và tàu Nga được chứng nhận, cũng như khối lượng và chủng loại sản phẩm", đại diện của Rosselkhoznadzor cho hay.
Để thực hiện mục tiêu đó, Rosselkhoznadzor có kế hoạch tiếp tục trao đổi về các vấn đề an toàn hải sản và hoàn tất đàm phán với Bắc Kinh về quy định đối với hải sản Nga xuất sang Trung Quốc.
Theo cơ quan thủy sản Nga, nước này trong năm 2022 đã xuất khẩu 2,3 triệu tấn hải sản trị giá khoảng 6,1 tỷ USD, chiếm khoảng một nửa tổng sản lượng đánh bắt của nước này. Trong đó, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản là những nhà nhập khẩu lớn nhất.
Ở động thái liên quan, trong thông báo ngày 24/8, Cơ quan Giám sát Thú y và Kiểm dịch Thực vật Liên bang Nga cho biết Nga chia sẻ mối quan ngại về tác động của việc xả nước thải nhiễm hạt nhân đã qua xử lý đối với an toàn thực phẩm. Do đó, cơ quan này đưa ra cơ chế tăng cường kiểm soát các thông số phóng xạ với cá và hải sản nhập khẩu từ Nhật Bản.
Xem thêm >> Tránh lệ thuộc Trung Quốc, các ‘đại bàng’ tìm đến ‘mỏ vàng’ của Việt Nam
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.