Cholimex, ‘công ty cổ phần’ đầu tiên sau ngày 30/4/1975

Hoàng Lan - 29/04/2019 07:34 (GMT+7)

(VNF) - Cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, khi cơ chế quản lý kinh tế tập trung, bao cấp trong thời chiến dần bộc lộ những bất cập, việc mở ra con đường kinh tế mới trở thành một điều cấp bách.

VNF
Cholimex, ‘công ty cổ phần’ đầu tiên sau ngày 30/4/1975

Trước những khó khăn của nền kinh tế sau chiến tranh, TP. HCM đã trở thành địa phương đi đầu trong việc gỡ bỏ rào cản của cơ chế, khơi thông nguồn lực và cho ra đời “công ty cổ phần đầu tiên của nước ta sau ngày đất nước được thống nhất”, như lời ông Phan Chánh Dưỡng, nguyên thành viên nhóm tư vấn kinh tế cho Thủ tướng, thủ lĩnh nhóm “Thứ Sáu” - nhóm chuyên gia kinh tế đã tham gia một cách hiệu quả vào công cuộc đổi mới kinh tế, một trong những người có nhiều trải nghiệm sâu sắc về giai đoạn đáng nhớ này.

“Tình hình khó khăn của nền kinh tế đã khiến các sản phẩm tiêu dùng được sản xuất ra rất kém chất lượng. Thiếu nguyên vật liệu là một nguyên nhân mà chính quyền thành phố đã nhìn ra”, ông Phan Chánh Dưỡng hồi tưởng.

“Thế là một chủ trương táo bạo của TP. HCM ra đời, lãnh đạo thành phố cho phép quận 5 thành lập một công ty với hình thức pháp lý là công ty công tư hợp doanh, với chức năng là công ty xuất nhập khẩu trực dụng lấy tên là Cholimex do anh Ba Hòa (ông Hồng Tôn Như, nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc quận 5) làm Giám đốc”, chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng nói về sự ra đời của Cholimex – công ty mà ông là người trực tiếp soạn thảo đề án thành lập.

Nhà nước “góp vốn” bằng chủ trương, nhân sự và mặt bằng

Cholimex ra đời năm 1981 dưới sự cho phép của chính quyền TP. HCM, lúc này ông Võ Văn Kiệt đang giữ chức Bí thư Thành uỷ thành phố.

Theo lời kể của ông Phan Chánh Dưỡng, chính quyền thành phố khi đó “góp vốn” bằng chủ trương, cử cán bộ và cho sử dụng những căn nhà tiếp quản. Còn lại, công ty được phép huy động vốn, tay nghề, kinh nghiệm của người Hoa trên địa bàn thành phố. Được tổ chức sản xuất và trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu nhầm phục vụ cho mục tiêu của lãnh đạo thành phố đề ra.

“Hai anh thương gia gốc Hoa là Nghê Ký Thuật và Trần Bỉnh Giang làm Phó giám đốc, cô Kha Chủ Ân làm Kế toán trưởng, tôi làm Trưởng phòng Kế hoạch, giấy phép được ký vào ngày 15/4/1981, thời hạn hoạt động là 10 năm”, ông Phan Chánh Dưỡng nói về bộ máy lãnh đạo của “công ty cổ phần” đầu tiên sau 30/4/1975.

Mở màn cho hoạt động của “công ty cổ phần đầu tiên” là chuyến hàng xuất khẩu 70 tấn đậu phộng đi Hồng Kông, đổi về 10 tấn nhựa, 10 tấn sợi, 10 tấn bột ngọt.

Sau Cholimex, chính quyền TP. HCM lần lượt cho ra đời 3 “mex” khác vào năm 1981 là Direcximco, Ficonimex và Pharimex.

“Ngoài 4 'mex', các công ty quốc doanh đã có trước đó như công ty lương thực thành phố, công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm và sau này có thêm công ty Ramico, còn có một số xí nghiệp trực thuộc trung ương trên địa bàn thành phố như Dệt Thành Công, xí nghiệp thuốc lá, xí nghiệp rượu bia… cũng nhảy ra làm kinh doanh xuất nhập khẩu, để có thể tự chủ nguyên liệu cho sản xuất. Thật là “trăm hoa đua nở ”. Những hiện tượng này đã thổi lên một luồng gió mới vào nền kinh tế nước ta”, chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng hồi tưởng.

Theo lời kể của ông Phan Chánh Dưỡng, luồng gió mới này sau đó “được thổi ngược ra hướng Bắc”: “ Tại Quy Nhơn miền Trung, đến Hải Phòng, rồi Hà Nội đều hình thành các công ty mang cái đuôi “ex” với phương thức hoạt động tương tự, cũng gặt hái được nhiều thành tích”.

Sau 2 năm hoạt động, năm 1983, Cholimex xây dựng được 8 xí nghiệp trực thuộc, trong đó có 5 xí nghiệp gia công sản xuất chế biến làm hàng xuất khẩu (gồm nông, lâm, thủy hải sản, dược liệu) và 3 xí nghiệp công nghiệp (lắp ráp radio - TV, trung tâm tin học, may xuất khẩu ).

Ngoài ra, Cholimex còn liên doanh sản xuất với các xí nghiệp trung ương (cung cấp nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm).

Nhờ thế, Cholimex đã có những mặt hàng tiêu dùng chiến lược như bột ngọt, bột giặt, mì ăn liền, rượu bia, thuốc lá, vải… Radio, TV nhãn hiệu Cholimex; bột ngọt, bột giặt, mì ăn liền, túi sách, áo pull Cholimex đã có mặt ở khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Theo lời ông Phan Chánh Dưỡng, đối với quận 5 khi đó, Cholimex được xem là trụ cột ở mọi lĩnh vực: tổ chức hội chợ, xây dựng khu văn hóa (khu “Đại thế giới” quận 5), xây hội trường mới, trợ cấp lương cho toàn bộ cán bộ của quận. Hằng năm, việc bán hàng tiêu dùng phục vụ Tết giá rẻ (giá bao cấp) cho cán bộ công nhân viên ngành giáo dục, ngành y tế.

“Khi ấy, thật là trên dưới một lòng, nhà nhà hoan hỉ. 1.300 cán bộ công nhân viên Cholimex tự hào khi công ty mình ăn nên làm ra”, ông Phan Chánh Dưỡng nhớ lại.

Từ “trụ cột” thời bao cấp đến công ty nghìn tỷ

Trải qua gần 40 năm thăng trầm, “công ty cổ phần” đầu tiên sau ngày 30/4/1975 nay có tên chính thức là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (Cholimex), trong đó, Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex (Cholimex Food, UpCOM: CFM) là thành viên chủ lực.

Cholimex Food kế thừa hoạt động kinh doanh những mặt hàng tiêu dùng chiến lược đã được gây dựng từ những ngày đầu, gồm : sản xuất, chế biến, gia công và mua bán thực phẩm, suất ăn công nghiệp, thực phẩm đông lạnh, thủy hải sản các loại. Bên cạnh đó, công ty phát triển mảng nuôi trồng thủy sản nội địa; nuôi trồng thủy sản biển; mua bán các loại giống, thiết bị, vật tư để nuôi trồng thủy hải sản...

Hiện giá trị vốn hoá trên thị trường của Cholimex Food đạt hơn 1.200 tỷ đồng.

Với 81 tỷ đồng vốn điều lệ, doanh thu năm 2018 của Cholimex lên đến 1.954 tỷ đồng, tăng trưởng 22% so với năm 2017; lợi nhuận trước thuế đạt 130 tỷ đồng, tăng trưởng 84% so với năm 2017. Chia cổ tức tới 30% cho năm 2018.

Theo ông Diệp Nam Hải, Tổng Giám đốc Cholimex Food, hiện các sản phẩm của công ty đã có mặt tại 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các chuỗi siêu thị lớn thế giới như Marks and Spencer (M&S) của Anh Quốc; COOP, MIGROS của Thụy sĩ; METRO, REAL của CHLB Đức; Auchan, CORA, CAREFOUR (Pháp) đã chấp nhận Cholimex Food là nhà cung cấp chính thức.

Ông Diệp Nam Hải cho biết, đối với thị trường trong nước, Cholimex Food chiếm khoảng 40% thị phần mảng gia vị, nước chấm.

Năm 2019, Cholimex Food đặt mục tiêu doanh thu 2.300 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 145 tỷ đồng, chi trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ không thấp hơn 15%.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

(VNF) - Dự án xây dựng tổ hợp khách sạn cao cấp tiêu chuẩn 5 sao Tam Cốc - Bích Động ở Ninh Bình hiện vẫn dở dang, "đắp chiếu" sau 15 năm xây dựng

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

(VNF) - UBND tỉnh Bình Dương có thể thu về 18.525 tỷ đồng nếu thoái bớt 30,44% cổ phần tại Becamex IDC theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

(VNF) - Theo chuyên gia, vấn đề an toàn thông tin và quản trị rủi ro luôn được tính đến khi xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, một số cách làm chưa đúng đã dẫn tới sự kém hiệu quả dù đã bỏ ra không ít vốn.

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

(VNF) - Theo luật mới, Quảng Ninh sắp tới sẽ có 6 khu vực bị cấm phân lô, bán nền. Trước những quy định mang tính ràng buộc, diễn biến phân khúc đất nền tại đây đang cho thấy có nhiều dấu hiệu khởi sắc khi lượng tin đăng bán đất nền, đất dự án tăng mạnh.

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/5 cho biết một đường ống dẫn dầu thô có thể được bổ sung vào dự án Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2) đã được lên kế hoạch để vận chuyển khí đốt tới Trung Quốc.