Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam bày tỏ khơi thông sông Cổ Cò là niềm mong mỏi rất lớn không chỉ của đảng bộ, chính quyền nhân dân của hai tỉnh thành Quảng Nam và Đà Nẵng mà còn là khát vọng của các nhà đầu tư, người con xa quê.
Theo ông Thanh, bất cứ động thái nào của dòng sông này đều tạo cảm hứng đối với tất cả mọi người. Dòng sông Cổ Cò tuy ngắn nhưng mang trong mình rất nhiều ý nghĩa về lịch sử - văn hoá, tự nhiên và môi trường.
Ông cho biết khi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đặt vấn đề khôi phục lại dòng sông Cổ Cò vào năm 1994, việc này chỉ mang ý nghĩa khơi thông một dòng sông, chứ lãnh đạo 2 tỉnh không nghĩ rằng sau này dòng sông có tác dụng vô cùng to lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, môi trường, lịch sử như ngày hôm nay.
Sông Cổ Cò
Ông Thanh tin tưởng việc khơi thông sông Cổ Cò sẽ hình thành đô thị mở rộng của Hội An về phía bắc và đô thị mở rộng của Đà Nẵng về phía nam.
“Tôi tin chắc rằng sông Cổ Cò sẽ là con sông đẹp nhất của Việt Nam", Chủ tịch tỉnh Quảng Nam nói.
GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), cũng cho rằng việc hai tỉnh thành Quảng Nam và TP. Đà Nẵng cùng bắt tay, khơi thông dòng sông Cổ Cò dài 25km không chỉ sẽ mang lại lợi ích kinh tế mà còn có ý nghĩa lịch sử, văn hóa và nhân văn sâu sắc.
Theo GS Mại, dự án nạo vét sông Cổ Cò sẽ rút ngắn được thời gian di chuyển từ Đà Nẵng vào Hội An bằng đường thủy, tạo lợi thế lớn về cơ sở hạ tầng, thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế.
"Tôi đánh giá đây là một trong những dự án trọng điểm quốc gia trong giai đoạn 2021- 2025, cần được chính phủ, các bộ đưa vào kế hoạch 5 năm sắp tới để có chính sách, cơ chế ưu đãi, tạo thuận lợi cho Quảng Nam, Đà Nẵng thực hiện nhanh và có hiệu quả cao", GS Nguyễn Mại nói.
Ở góc độ là doanh nghiệp, ông Lê Minh Phúc, Phó chủ tịch Công ty TNHH Khu du lịch biển VinaCapital Đà Nẵng, cho rằng việc dòng sông Cổ Cò dài khoảng 28km ở Đà Nẵng và Quảng Nam được khơi thông sẽ tạo động lực và gia tăng giá trị đột phá xung quanh 2 bên bờ sông thuộc khu vực sông – biển – kết nối đến quốc lộ 1A, tạo ra cơ hội vô cùng tiềm năng để phát triển phong phú thêm các dự án du lịch ven sông và các khu đô thị sinh thái mới.
Theo ông Phúc, khơi thông Cổ Cò trước tiên sẽ tạo cơ hội phát triển giao thông du lịch đường sông vô cùng phong phú và hấp dẫn/mới mẻ kết nối giữa Đà Nẵng và Hội An, và ngược lại.
Bên cạnh đó, du khách có thể dừng chân nhiều điểm ven sông Cổ Cò để tham quan và tạo ra 1 tour du lịch sinh thái mới, giúp phong phú thêm các tour du lịch khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam, kéo dài thêm ít nhất 1 ngày đêm đối với du khách đến Đà Nẵng - Quảng Nam.
Ông Phúc đề xuất chính quyền các địa phương 2 tỉnh thành Đà Nẵng và Quảng Nam cần kết nối/khớp nối quy hoạch tổng thể chung, bao gồm cả khu vực 28km sông Cổ Cò để đồng bộ và thuận lợi phát triển.
Theo đó, chính quyền địa phương và các chủ dự án nghiên cứu, sửa đổi bổ sung và xúc tiến đầu tư thu hút các dự án phù hợp thân thiện môi trường trong các lĩnh vực như: các trường đại học, cao đẳng công nghệ cao/ IT, các trung tâm IT parks, trung tâm công nghệ cao, không gian tích hợp đổi mới sáng tạo, các vườn ươm khởi nghiệp ĐMST, các trung tâm nghiên cứu - phát triển (R&D Centers) kết nối với các phòng Labs nghiên cứu cơ bản, ý tưởng mới, công nghệ cao….
“Khu vực đô thị cần thu hút các trường Đại học quốc tế đã có ở Việt Nam như RMIT, Fullbright, VinUni, 1-2 trường công nghệ cao top 50 của Mỹ, 1 trường công nghệ của Nhật, 1 trường công nghệ của Hàn Quốc, 1 trường chuyên Y - Dược của Mỹ - Singapore…”, ông Phúc nói.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.