Chưa thấy ngày thoát khó, Quốc Cường Gia Lai tiếp tục dính tai tiếng
V. Hà -
07/06/2022 15:08 (GMT+7)
Doanh nghiệp nhà ông Nguyễn Quốc Cường (Cường Đôla) tiếp tục dính tai tiếng trong hoạt động kinh doanh.
Chưa thấy ngày thoát khó, Quốc Cường Gia Lai tiếp tục dính tai tiếng
Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG) vừa nhận được quyết định 1212/QĐ-CTGLA của Cục thuế tỉnh Gia Lai ký ngày 6/6/2022 về việc xử phạt hành chính cho kỳ thanh tra thuế năm 2019-2020. Theo đó, QCG bị truy thu hơn 1,4 tỷ đồng tiền thuế và bị phạt chậm nộp thuế và phạt hành chính gần 887 triệu đồng.
Thông tin này được bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng Giám đốc Quốc Cường Gia Lai (mẹ ông Nguyễn Quốc Cường) công bố.
Quốc Cường Gia Lai là doanh nghiệp đại chúng và niêm yết trên sàn chứng khoán từ năm 2010 nhưng QCG vẫn mang dáng dấp một doanh nghiệp gia đình với tỷ lệ cổ phần của bà Loan và những người liên quan ở mức chi phối.
Quốc Cường Gia Lai liên tục sai phạm và bị nhắc nhở, xử phạt trong cả chục năm qua. Bên cạnh đó, Quốc Cường Gia Lai của mẹ ông Nguyễn Quốc Cường (Cường Đôla) cũng dính đến những vụ tai tiếng liên quan tới sai phạm về lĩnh vực đất đai của một số quan chức TP. HCM cũng như lùm xùm trong dự án bất động sản đắp chiếu kéo dài.
Tính tới cuối 2021, bà Nguyễn Thị Như Loan và người thân trong gia đình nắm giữ khoảng 55% vốn điều lệ công ty.
Bà Nguyễn Thị Như Loan hiện là tổng giám đốc, trong khi ông Lại Thế Hà là chủ tịch HĐQT. Bà Loan và 2 con gái nắm giữ phần lớn cổ phần QCG, trong khi đó, ông Lại Thế Hà và ông Nguyễn Quốc Cường nắm một tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể.
Ảnh hưởng lớn của gia đình nhà bà Nguyễn Thị Như Loan khiến nhiều cổ đông/nhà đầu tư lo ngại, nhất là trong bối cảnh cổ phiếu này biến động bất thường, có nhiều khi tăng 5-7 lần rồi giảm ở mức gần tương tự trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Quốc Cường Gia Lai còn ghi nhận những lần công bố thông tin sai hay chậm hoãn tổ chức đại hội cổ đông.
Hiện, QCG chưa chốt được ngày tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022. ĐHCĐ năm trước cũng tổ chức muộn hơn so với bình thường 8-9 tháng. ĐHCĐ năm 2021 được tổ chức vào ngày cuối cùng kết thúc năm tài chính (31/12/2021).
Chưa thấy ngày thoát khó, Quốc Cường Gia Lai tiếp tục dính tai tiếng
Gần đây, theo NĐT, Quốc Cường Gia Lai bị một số cổ đông đâm đơn kiến nghị kiểm tra, thanh tra thuế để đảm bảo quyền lợi các cổ đông, cũng như đảm bảo việc nộp thuế của doanh nghiệp này được thực hiện đầy đủ.
Cuối 2018, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) nhắc nhở QCG trên toàn thị trường do chậm công bố thông tin về loạt giao dịch trị giá 3.200 tỷ đồng. HOSE nhận được giải trình của công ty về những giao dịch bất thường diễn ra từ năm 2013-2017. HOSE cho rằng, việc chậm công bố và công bố thiếu sót thông tin đã gây ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán và quyền lợi của các nhà đầu tư.
Theo giải trình, từ 2013 đến 2017, QCG đã có 14 giao dịch chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng với tổng giá trị các giao dịch khoảng 3.200 tỷ đồng. Trong đó, có vụ chuyển nhượng 49% cổ phần Công ty Giai Việt cho Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Sông Mã năm 2014, với mức giá chuyển nhượng 70 tỷ đồng, đồng thời ghi nhận khoản lỗ lên tới 258,3 tỷ đồng liên quan tới giao dịch này. Sông Mã là công ty có liên quan đến bà Nguyễn Ngọc Huyền My, con gái của bà Nguyễn Thị Như Loan.
Năm 2016, QCG thông qua việc chuyển nhượng 65,2% vốn CTCP Quốc Cường Liên Á cho 3 thể nhân với giá chuyển nhượng 280,2 tỷ đồng, ghi nhận khoản lỗ khoảng 30 tỷ đồng. Một trong các thể nhân là bà Lại Thị Hoàng Yến - con gái Chủ tịch HĐQT QCG Lại Thế Hà.
Thị trường phân hóa
Theo MBS, thị trường ghi nhận phiên thứ 6 liên tiếp chưa thể bứt phá thành công ngưỡng cản tâm lý 1.300 điểm, thanh khoản thị trường đã được cải thiện và độ rộng thị trường cho thấy áp lực bán trên diện rộng nhưng vẫn chưa làm tổn hại mức tăng ở chỉ số. Điều đó cho thấy thị trường đang có sự phân hóa tích cực, dòng tiền vẫn bị hút vào ở các nhóm cổ phiếu nổi bật như: dầu khí, cảng biển, sản xuất điện, hóa chất, … trong khi bị rút ra ở nhóm cổ phiếu bất động sản, v.v…
Theo Rồng Việt, thị trường tiếp tục thất bại trong việc chinh phục ngưỡng tâm lý 1.300 điểm của VN-Index. Mặc dù thị trường tăng điểm khá tích cực nhưng nhìn chung dòng tiền tham gia văn kém trong phiên sáng 6/6, thể hiện qua việc thiếu những nhịp tăng mạnh đi kèm khối lượng tích cực. Điều này góp phần đưa tới diễn biến giảm nhanh của thị trường vào cuối phiên. Với nỗ lực ngăn chặn nhịp giảm quanh 1.290 điểm, ở kịch bản trung tính, VN-Index có thể sẽ tiếp tục giằng co dưới ngưỡng 1.300 điểm trong phiên tiếp theo, nếu lực cung tiếp tục nổi trội hơn và khiến VN-Index đánh mất mốc 1.290 điểm, khả năng VN-Index sẽ cần phải kiểm tra lại vùng hỗ trợ quanh 1.250 điểm.
Chốt phiên giao dịch chiều 6/6, chỉ số VN-Index tăng 2,03 điểm lên 1.290,01 điểm. Chỉ số HNX-Index của sàn Hà Nội giảm 3,66 điểm xuống 306,81 điểm. UPCoM-Index giảm 0,27 điểm xuống 93,9 điểm. Thanh khoản đạt tổng cộng 20,3 nghìn tỷ đồng, trong đó có 16,9 nghìn tỷ đông trên sàn HOSE.
(VNF) - Khu đô thị mới Thuận Phước – Đà Nẵng vốn đầu tư 11.500 tỷ đồng, có Công viên chuyên đề rộng 16,5ha được xem là điểm đến hấp dẫn bậc nhất tại Đà Nẵng, chính thức khởi động sau nhiều năm được chấp thuận chủ trương đầu tư.
(VNF) - Loạt dự án dính “đại án” ở Đà Nẵng được Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc sẽ hoàn thành việc rà soát hồ sơ pháp lý trong tháng 4/2025.
(VNF) - Thị trường đất nền Đà Nẵng và Quảng Nam có những diễn biến tích cực khi thị trường chung đang ấm dần lên cùng với những thông tin về việc sáp nhập, đặc biệt là khu vực vùng ven.
(VNF) - UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công ty Cổ phần Bách Đạt An tập trung tối đa nhân lực, nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, đưa vào sử dụng đảm bảo tiến độ đến tháng 12/2025.
(VNF) - Quảng Ngãi thống nhất hỗ trợ 70% kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội theo quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(VNF) - Thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, Công ty cổ phần Tập đoàn địa ốc Kim Oanh vừa có đề xuất đầu tư 3 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh này.
(VNF) - Ngày 5/12/2024, dự án nhà ở xã hội N01 Hạ Đình chính thức được khởi công, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong nỗ lực giải quyết vấn đề nhà ở cho người dân Thủ đô. Dự án được kỳ vọng mang đến những căn hộ chất lượng với mức giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu an cư của nhiều người dân có thu nhập thấp và trung bình.
(VNF) - UBND tỉnh Thái Nguyên sẽ lựa chọn nhà đầu tư dự án Khu đô thị Hồng Tiến (khu nhà ở đường 47m) với tổng vốn đầu tư lên đến 1.660 tỷ đồng theo phương thức đấu thầu.
(VNF) - Sở Xây dựng Hà Nội mới đây đã kiến nghị Công an thành phố xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng chính sách nhà ở xã hội để thu tiền hoặc đặt cọc trái quy định.
(VNF) - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa ký kết khoản vay liên kết bền vững (SLL) trị giá 150 triệu USD với Công ty Cổ phần Vinschool (công ty con của Tập đoàn Vingroup).
(VNF) - Những tháng đầu năm 2025, thị trường bất động sản miền Bắc ghi nhận sự dịch chuyển đáng chú ý của dòng tiền đầu tư, từ Hà Nội sang các tỉnh lân cận.
(VNF) - Được ví như trái tim của Crystal Holidays Harbour Vân Đồn, tòa tháp The Harmony mô phỏng kiến trúc kiệt tác du thuyền Harmony of the Seas. Đây không chỉ là sự hòa hợp giữa kiến trúc và thiên nhiên mà còn là không gian mang đậm chất sống toàn cầu, là nơi sống, làm việc và nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho giới trẻ.
(VNF) - Một loạt băng rôn đòi quyền lợi được cư dân căng trên hàng rào các căn biệt thự tại Khu đô thị Starlake, nơi được xem là một trong những dự án cao cấp và đắt đỏ nhất dành cho giới nhà giàu Hà Nội.
(VNF) - Dự án Khu nghỉ dưỡng Quang Phú Luxury tại xã Quang Phú, TP. Đồng Hới được chấp thuận đầu tư nhằm xây dựng khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 4 sao phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.
(VNF) - TP.HCM dự kiến đấu giá hàng chục lô đất, phát triển hàng loạt khu đô thị TOD dọc các tuyến metro. Nếu thuận lợi, việc đấu giá sẽ mang về nguồn thu hàng trăm nghìn tỷ đồng
(VNF) - Giá đất tại huyện Đan Phượng, Hà Nội, đang là một trong những tâm điểm chú ý của giới đầu tư trong thời gian gần đây, do sự xuất hiện của dự án Vinhomes Wonder City cùng tiến độ của tuyến đường đang được xây dựng. Giá đất “nhảy múa” khiến một số chủ đất tại Đan Phượng hưởng lợi lớn.
(VNF) - Dự án Tổ hợp thương mại, dịch vụ - nhà ở cao cấp (Lavida Green) có mức đầu tư hơn 2.110 tỷ đồng, diện tích đất thực hiện dự án là 45.640,7m2 do Công ty TNHH SUFAT Việt Nam làm chủ đầu tư.
(VNF) - Diện tích căn hộ tại dự án NƠXH Thăng Long Green City dao động từ 49,56 m2 đến 58,9m2, mức giá bán là 18,4 triệu đồng/m2 (bao gồm thuế VAT 5% và phí bảo trì 2%).
(VNF) - Theo kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất và danh mục các khu đất đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 của TP.HCM, trong quý III/2025, TP. HCM sẽ tổ chức đấu giá 7 khu đất.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội tại xã Uy Nỗ (huyện Đông Anh, Hà Nội) do Tổng Công ty 319 (doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng) làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư hơn 630 tỷ đồng.
(VNF) - Quy hoạch TP.Thủ Đức đến năm 2040, là trung tâm phía Đông về kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ, văn hóa, giáo dục đào tạo. Định hướng chiến lược sẽ giúp nâng tầm diện mạo đô thị mà còn mở ra cơ hội cho BĐS khi hạ tầng được đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng.
(VNF) - Thanh tra TP.Huế vừa công bố quyết định thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước trong việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích khác đối với 6 dự án trên địa bàn.
(VNF) - Khu đô thị mới Thuận Phước – Đà Nẵng vốn đầu tư 11.500 tỷ đồng, có Công viên chuyên đề rộng 16,5ha được xem là điểm đến hấp dẫn bậc nhất tại Đà Nẵng, chính thức khởi động sau nhiều năm được chấp thuận chủ trương đầu tư.