Cơ chế đặc biệt để huy động nguồn lực làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tuệ Lâm - 26/10/2024 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Thường trực Chính phủ yêu cầu cần phải rà soát bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt cần thiết nhằm huy động tối đa nguồn lực và cắt giảm, rút gọn các thủ tục đầu tư đối với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Đầu tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trực tiếp chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để thảo luận, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Trước đó, Hội nghị Trung ương 10, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất chủ trương về xây dựng dự án. Thường trực Chính phủ cũng đã tổ chức cuộc họp với các bộ, ngành liên quan để thảo luận, tiếp tục chuẩn bị thật tốt dự án này.

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam phải thẳng nhất có thể

Tại cuộc họp này, Thường trực Chính phủ đánh giá dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đã được Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến với vận tốc thiết kế 350km/h, vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết. Đây là công trình đặc biệt quan trọng đối với phát triển đất nước, góp phần nâng tầm vị thế, cơ đồ của quốc gia trong kỷ nguyên mới nên cần các Bộ, ngành quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt để triển khai thực hiện.

Thường trực Chính phủ biểu dương Bộ Giao thông Vận tải và đánh giá cao sự quyết tâm, quyết liệt của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hội đồng thẩm định Nhà nước. Đồng thời yêu cầu các bộ, cơ quan, hội đồng thẩm định Nhà nước tiếp tục phát huy tinh thần này trong thời gian tới, phấn đấu hoàn thành công tác thẩm định sớm nhất để trình Chính phủ, trình Quốc hội xem xét thông qua chủ trương trước khi khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV theo chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị.

Đối với dự án, Thường trực Chính phủ yêu cầu phải bám sát chủ trương đầu tư toàn tuyến với tốc độ thiết kế 350km/h đã được Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua để tính toán, thiết kế phương án kĩ thuật phù hợp, khả thi, hiệu quả. Hướng tuyến phải nghiên cứu thẳng nhất có thể nhằm giảm chi phí, bảo đảm tốc độ khai thác, tạo ra không gian phát triển mới, tiết kiệm chi phí; tránh các khu dân cư, đô thị lớn nhưng phải có phương án kết nối phù hợp; thuận tiện để kết nối ngắn nhất đến sân bay, cảng biển lớn; bảo đảm thuận tiện liên kết hành lang Đông - Tây và kết nối với các tuyến đường sắt Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Đối với các ga, phải tính toán, xác định diện tích đủ lớn phù hợp, bảo đảm tầm nhìn chiến lược lâu dài để phát triển đầy đủ dịch vụ, hiện đại, khai thác hiệu quả tối đa nguồn lực đất đai và không gian phát triển mới. Về công năng, Bộ Chính trị đã thống nhất về công năng vận tải hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh và có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết; kết hợp giữa kinh tế và quốc phòng - an ninh. Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Quốc phòng trong quá trình thiết kế bước tiếp theo bảo đảm yêu cầu quốc phòng - an ninh.

Về sơ bộ tổng mức đầu tư, Thường trực Chính phủ yêu cầu phải rà soát kỹ lưỡng suất đầu tư phù hợp nhất với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của đất nước và các yếu tố đặc thù của công trình để tính toán sơ bộ tổng vốn đầu tư chính xác nhất có thể, đủ tin cậy và thuyết phục; hạn chế việc vượt tổng mức đầu tư do yếu tố chủ quan khi phê duyệt dự án đầu tư và tránh tình trạng đội vốn khi triển khai đầu tư, thi công công trình…

Huy động đa dạng nguồn lực

Về các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, Thường trực Chính phủ yêu cầu phải rà soát bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù cần thiết nhằm huy động tối đa nguồn lực và cắt giảm, rút gọn các thủ tục đầu tư dự án; bổ sung kiến nghị Quốc hội cho phép: “Đối với những cơ chế chính sách phát sinh sau khi Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, trường hợp chính sách phát sinh trong quá trình thực hiện thuộc thẩm quyền của Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định và trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ quyết định; các cơ quan báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp gần nhất”.

Chính phủ cũng lưu ý Bộ Giao thông Vận tải bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị về việc phân cấp, phân quyền cho các bộ, ngành, địa phương nhằm huy động nguồn lực của cả hệ thống chính trị, đóng góp của các bộ, ngành, địa phương, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, huy động nguồn lực thực hiện dự án và xây dựng các ga dừng, đỗ, giao Chính phủ xây dựng cơ chế chính sách thu hút nguồn lực đầu tư.

Thường trực Chính phủ cũng nhấn mạnh việc huy động đa dạng nguồn lực, trong đó đầu tư công là chính, gồm ngân sách trung ương, địa phương, vốn vay, phát hành trái phiếu công trình, các nguồn vốn hợp pháp khác của Nhà nước…; nguồn vốn đầu tư BOT, BT (đổi đất lấy hạ tầng, nhất là các nhà ga, sân đỗ) và huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác ngoài nhà nước bằng các cơ chế đặc thù, đặc biệt.

Về trình tự, thủ tục, Chính phủ yêu cầu cần nghiên cứu có cơ chế rút ngắn thời gian; làm thủ tục triển khai thực hiện nhanh, dành thời gian tập trung thi công. Về đánh giá tác động và đánh giá hiệu quả đầu tư, cần phối hợp với Bộ Tài chính để rà soát, đánh giá các chỉ số kinh tế vĩ mô (nợ công, nợ nước ngoài…); việc đánh giá hiệu quả kinh tế dự án cần đánh giá tổng thể, toàn diện; xác định việc triển khai dự án sẽ giúp nâng cao tiềm lực, vị thế của đất nước; giúp giảm chi phí đi lại của nhân dân, giảm chi phí logistics, tăng tính cạnh tranh, thuận lợi đi lại của Nhân dân, làm tăng giá trị gia tăng của đất… Về vật liệu xây dựng, cần phải có cơ chế đặc thù về khai thác đất, vật liệu xây dựng thông thường và phân cấp, phần quyền tối đa cho địa phương xử lý việc cấp phép, đánh giá tác động môi trường.

Liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và chuyển mục đích sử dụng đất lúa, Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu rà soát để phân cấp cho địa phương có cơ chế chủ động triển khai thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa trong trường hợp có điều chỉnh phạm vi, diện tích do thay đổi, điều chỉnh hướng tuyến, vị trí các công trình của dự án. Dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, các địa phương triển khai thực hiện, việc kiểm tra theo phương thức hậu kiểm.

Về tiến độ trình, Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương thu ý kiến, hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hội đồng thẩm định Nhà nước trước ngày 10/10/2024. Bộ Giao thông Vận tải phối hợp chặt chẽ với hội đồng thẩm định Nhà nước, kịp thời tiếp thu, giải trình ý kiến. Hội đồng thẩm định Nhà nước hoàn thành thẩm định trước ngày 18/10/2024. Chậm nhất ngày 20/10/2024 phải có tờ trình của Chính phủ gửi Quốc hội, trước ngày khai mạc kỳ họp Thứ 8 Quốc hội khóa XV.

'Tự lực làm đường sắt tốc độ cao, không phụ thuộc nước ngoài'

'Tự lực làm đường sắt tốc độ cao, không phụ thuộc nước ngoài'

Diễn đàn
(VNF) - Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải khẳng định sẽ làm đường sắt tốc độ cao trên tinh thần tự lực tự cường, Bộ Chính trị và Trung ương đã quyết định không phụ thuộc vào nước ngoài, bởi vay bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ phải ràng buộc. Chúng ta xác định đầu tư công dựa trên các phương án cân đối nguồn vốn trong nước và vay vốn nước ngoài với điều kiện ưu đãi và ít ràng buộc, điều kiện lớn nhất là chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.
Cùng chuyên mục
Thái Lan vẫn thu phí khách du lịch dù vấp phải nhiều tranh cãi

Thái Lan vẫn thu phí khách du lịch dù vấp phải nhiều tranh cãi

(VNF) - Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan thông báo rằng “phí hạ cánh” gây nhiều tranh cãi của nước này đã được đổi tên thành “thuế du lịch” và dự kiến ​​sẽ có hiệu lực vào khoảng giữa năm 2025, bắt đầu từ những du khách đến bằng đường hàng không.

Thành Thành Công - Biên Hòa tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên niên độ 2023-2024

Thành Thành Công - Biên Hòa tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên niên độ 2023-2024

(VNF) - Ngày 24/10 vừa qua tại Tây Ninh, Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS, HoSE: SBT) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên niên độ 2023-2024 (ĐHĐCĐ) với chủ đề "TTC AgriS 55 Phụng sự - Kiện toàn chuỗi giá trị trách nhiệm".

Chồng bà Nguyễn Thị Nga bán hơn 43 triệu cổ phiếu SSB, thu hơn 770 tỷ

Chồng bà Nguyễn Thị Nga bán hơn 43 triệu cổ phiếu SSB, thu hơn 770 tỷ

(VNF) - Chồng của bà Nguyễn Thị Nga, Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - mã: SSB) hoàn tất bán hơn 43,7 triệu cổ phiếu, thu về hơn 770 tỷ đồng.

Nguyên Tổng Giám đốc Công ty Bách Đạt An bị công an giữ hình sự

Nguyên Tổng Giám đốc Công ty Bách Đạt An bị công an giữ hình sự

(VNF) - Bà Hoàng Thị Kim Châu bị cơ quan chức năng giữ hình sự để làm rõ số tiền Công ty Bách Đạt An huy động từ người dân góp vào để mua đầu tư bất động sản.

Thượng tướng Nguyễn Doãn Anh làm Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Thượng tướng Nguyễn Doãn Anh làm Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

(VNF) - Thượng tướng Nguyễn Doãn Anh, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, được phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa.

Ông Bùi Văn Cường thôi làm Tổng Thư ký Quốc hội

Ông Bùi Văn Cường thôi làm Tổng Thư ký Quốc hội

(VNF) - Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ tổng thư ký Quốc hội, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Bùi Văn Cường.

Đà Nẵng: Đô thị thông minh, cổng kết nối Việt Nam với ASEAN

Đà Nẵng: Đô thị thông minh, cổng kết nối Việt Nam với ASEAN

(VNF) - Chuyển đổi số được TP. Đà Nẵng triển khai toàn diện trên các lĩnh vực và đạt được nhiều thành tựu to lớn thời gian qua. Thành phố đặt mục tiêu hoàn thành xây dựng đô thị thông minh kết nối đồng bộ với các mạng lưới đô thị thông minh trong nước và khu vực ASEAN vào năm 2030.

Ông chủ Vinasoy cán đích lợi nhuận sau 3 quý, đem hơn 7.000 tỷ gửi ngân hàng

Ông chủ Vinasoy cán đích lợi nhuận sau 3 quý, đem hơn 7.000 tỷ gửi ngân hàng

(VNF) - Năm 2024, ban lãnh đạo Đường Quảng Ngãi lên kế hoạch thận trọng với lợi nhuận mục tiêu giảm 39%. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã vượt kế hoạch 31% chỉ sau 3 quý.

Bắt giam Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng

Bắt giam Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng

(VNF) - Ông Phạm Việt Cường, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng bị bắt để điều tra hành vi nhận hối lộ.