Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Doanh thu quý I/2023 của Công ty Cổ phần Vincom Retail (HoSE: VRE) tăng 41,9% so với cùng kỳ chủ yếu nhờ hoạt động cho thuê đã hồi phục hoàn toàn với doanh thu tăng trưởng 53,5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp đạt 1.188 tỷ đồng (tăng 94,4% so với cùng kỳ) với biên lợi nhuận gộp tăng 16,6 điểm % so với cùng kỳ lên 61,2% khi không có gói hỗ trợ cho khách thuê và hiệu quả trong việc tối ưu hóa chi phí.
Lợi nhuận tài chính ròng quý I/2023 đạt 123,4 tỷ đồng (tăng 8,3 lần so với cùng kỳ) nhờ vào lượng tiền mặt ròng dồi dào 4.196 tỷ đồng. Kết quả là, lợi nhuận ròng trong quý I/2023 đạt 1.024 tỷ đồng (tăng 171% so với cùng kỳ), đạt 23,5% dự báo cả năm của Công ty Chứng khoán VNDirect.
Trong năm 2023, VRE dự kiến đưa hai trung tâm thương mại (TTTM) mới vào hoạt động, gồm VMM Grand Park và VCP Hà Giang, nâng tổng diện tích sàn lên 1,8 triệu m2 (tăng 3,2% so với cùng kỳ).
Với việc người tiêu dùng đang thắt chặt hầu bao trong bối cảnh suy thoái kinh tế, VRE sẽ tập trung vào 1) giảm tiêu thụ năng lượng (giảm 2% tổng chi phí) và chi phí nhân sự (giảm 20% chi phí hoạt động/m2 so với mức 2019) và chi phí thuê ngoài để duy trì biên lợi nhuận gộp cao, 2) duy trì giá cho thuê phù hợp cho từng nhóm khách thuê, mà VNDirect kỳ vọng tỷ lệ này sẽ tăng không quá 10%/năm trong 2023/24, 3) nâng cao hiệu quả của các TTTM hiện tại bằng cách thu hút khách hàng mới.
VNDirect ước tính tỷ lệ lấp đầy sẽ tăng lên 90% vào cuối năm 2023 từ mức 85,4% hiện tại trong khi biên lợi nhuận gộp sẽ cải thiện lên mức 60-62% trong năm 2023 và năm 2024 so với mức 53% trong năm 2019 đối với hoạt động kinh doanh cho thuê.
VNDirect hạ dự báo doanh thu năm 2023 và năm 2024 xuống 8,9% và 20,1% với điều chỉnh giảm tổng diện tích sàn so với báo cáo trước do chậm trễ trong việc khai trương TTTM mới.
VNDirect tăng doanh thu từ mảng chuyển nhượng bất động sản thêm 107,3% và 26,2% nhờ vào giá trị bán trước mạnh mẽ để ghi nhận vào năm 2023 và năm 2024 từ hai dự án tại Quảng Trị và Điện Biên.
VNDirect cũng tăng biên lợi nhuận gộp lên 1,6 và 2,4 điểm % và giảm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lần lượt 33,4% và 40,7% nhờ kế hoạch kiểm soát chi phí trong năm 2023 và năm 2024. VNDirect tăng lợi nhuận tài chính ròng lên gấp 13,8 lần và 20 lần nhờ vào lượng tiền mặt ròng dồi dào của VRE trong năm 2023 và năm 2024.
Do đó, VNDirect thay đổi dự báo lợi nhuận ròng năm 2023 và năm 2024 tăng 7,3% và giảm 4,7% đạt mức 4.683 tỷ đồng (tăng 68,6% so với cùng kỳ) và 5.248 tỷ đồng (tăng 12,1% so với cùng kỳ).
VNDirect khuyến nghị khả quan, tăng giá mục tiêu của VRE thêm 8,8% lên 41.100 đồng/cổ phiếu nhờ chuyển đổi định giá sang năm 2023 và điều chỉnh dự báo lợi nhuận ròng cho năm 2023 và năm 24 tăng 7,3% và giảm 4,7% (WACC: 13,1%, lãi suất phi rủi ro: 4%). Tiềm năng tăng giá đến từ 2 yếu tố là TTTM được mở mới nhanh hơn dự kiến và giá cho thuê hoặc tỷ lệ lấp đầy cao hơn dự kiến.
Doanh thu và lợi nhuận sau thuế mục tiêu năm 2023 của Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HoSE: PNJ) được đặt lần lượt là 35,6 nghìn tỷ đồng (tăng 5% so với cùng kỳ) và 1,9 nghìn tỷ đồng (tăng 7% so với cùng kỳ). ĐHCĐ thông qua việc trích 7% lợi nhuận sau thuế cho quỹ khen thưởng phúc lợi và chia cổ tức 20% bằng tiền mặt cho năm 2023.
Dựa trên kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2022, ĐHCĐ đã thông qua việc phát hành ESOP với tỷ lệ 2%, đây là tỷ lệ ESOP tối đa được đề xuất vào năm trước. Giá phát hành là 20.000 đồng/cổ phiếu. 100%/số lượng cổ phiếu ESOP hạn chế chuyển nhượng trong năm đầu tiên, 70%/số lượng cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng trong vòng 24 tháng và 40%/số lượng cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng trong vòng 36 tháng. Từ năm thứ 4 tất cả số lượng cổ phiếu ESOP được tự do chuyển nhượng.
Doanh thu quý I của PNJ giảm 3% so với cùng kỳ đạt 9,8 nghìn tỷ đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế tăng 4% đạt 749 tỷ đồng. Đây là quý thứ hai liên tiếp PNJ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ròng một con số, nhưng vẫn là kết quả tốt hơn nhiều so với các nhà bán lẻ khác.
Theo ban lãnh đạo, việc thắt chặt chi tiêu tiếp tục ảnh hưởng đến doanh thu trong tháng 4. Với các điều kiện kinh tế vĩ mô khó khăn hơn dự kiến trong quý I/2023 (như lạm phát cao hơn kế hoạch năm, xuất khẩu yếu và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng) khiến doanh thu tháng 4 tiếp tục suy yếu.
Công ty Chứng khoán SSI hạ dự báo doanh thu PNJ năm 2023 và 2024 lần lượt giảm 8% và giảm 11% xuống 35,3 nghìn tỷ đồng (tăng 4,3% so với cùng kỳ) và 38,7 nghìn tỷ đồng (tăng 9,4% so với cùng kỳ). Bất chấp những khó khăn về kinh tế vĩ mô, doanh thu trang sức tại PNJ có thể không giảm nhiều như các sản phẩm khác, vì những khoảng chi tiêu này cũng được coi là một kênh tích trữ giá trị nhiều hơn và PNJ tiếp tục giành thị phần từ các cửa hàng nhỏ lẻ.
Với vị thế tài chính mạnh (D/E là 0,18 lần trong quý I/2023), PNJ dự kiến sẽ mở rộng mạng lưới cửa hàng, đặc biệt là ở các khu vực cấp 3, nơi mà sự hiện diện thương mại hiện đại vẫn còn hạn chế. SSI dự báo PNJ sẽ mở thêm 20 cửa hàng mới mỗi năm trong giai đoạn 2023-2024, điều này sẽ giúp PNJ đạt được mức tăng trưởng doanh thu bán lẻ cải thiện mặc dù nhu cầu yếu
Mặc dù tỷ suất lợi nhuận gộp trong quý I/2023 được cải thiện so với năm trước do sự thay đổi trong cơ cấu sản phẩm, như đã đề cập ở trên, SSI duy trì quan điểm tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2023 và 2024 sẽ đạt mức tương tự như năm 2022.
Công ty dự kiến sẽ mở thêm các cửa hàng tại khu vực Cấp 3 nơi mà người tiêu dùng ưa thích các sản phẩm trang sức có hàm lượng vàng cao hơn vốn có tỷ suất lợi nhuận gộp thấp hơn. SSI hạ ước tính lợi nhuận ròng năm 2023 và 2024 lần lượt là giảm 7% và giảm 10%, đạt 1,89 nghìn tỷ đồng (tăng 4,4% so với cùng kỳ) và 2,08 nghìn tỷ đồng (tăng 10% so với cùng kỳ)
Mặc dù hạ dự báo lợi nhuận, SSI áp dụng dự phóng năm 2024 (từ năm 2023) và P/E mục tiêu không đổi là 15 lần để đưa ra mức giá mục tiêu mới là 86.100 đồng/cổ phiếu (từ 85.800 đồng). Với tiềm năng tăng giá 13% so với giá cổ phiếu hiện tại, SSI duy trì khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu của PNJ.
Trong ngắn hạn, SSI cho rằng áp lực lạm phát tiếp tục gia tăng trong quý II/2023 do giá điện và phí dịch vụ công có thể tiếp tục tăng lên, trong khi việc làm và xuất khẩu vẫn yếu. Do đó, lợi nhuận ròng có thể giảm trong quý II/2023, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trong ngắn hạn. SSI cho rằng các nhà đầu tư dài hạn có thể cân nhắc tích lũy cổ phiếu trong khi giá giảm, do tiềm năng tăng trưởng của PNJ và vị thế tài chính tương đối an toàn (D/E là 0,18 lần trong quý I/2023).
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HoSE: STB) công bố lợi nhuận ròng trong quý I/2023 là 1,9 nghìn tỷ đồng (tăng 8% so với quý trước/tăng 49% so với cùng kỳ), hoàn thành 25% mục tiêu cả năm của ngân hàng và 38% dự báo của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam. Mức tăng mạnh so với cùng kỳ chủ yếu nhờ thu nhập lãi ròng cao.
Cho vay tăng 2,2% so với quý trước, tăng 8,6% so với cùng kỳ, đạt 448 nghìn tỷ đồng trong quý I/2023. Thu nhập lãi ròng trong quý I/2023 đạt 5,8 nghìn tỷ đồng (giảm 3% so với quý trước, tăng 113% so với cùng kỳ).
STB đã trích lập dự phòng đầy đủ cho khoản lãi dự thu liên quan đến tái cơ cấu (tổng lãi dự thu khoản 22 nghìn tỷ đồng, tương đương 3,6% tổng tài sản) trong năm 2022. Yuanta ước tính tỷ lệ NIM tính trên bình quân tổng tài sản trong quý I/2023 là 3,93% (giảm 25 điểm phần trăm so với quý trước, tăng 1,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ).
Thu nhập phí ròng trong quý I/2023 là 658 tỷ đồng (giảm 26% so với quý trước, giảm 57% so với cùng kỳ), Yuanta cho rằng thu nhập phí giảm là do doanh thu từ bancassurance giảm, tương đồng với xu hướng chung của ngành.
Chi phí hoạt động quý I/2023 là 3,4 nghìn tỷ đồng (tăng 29% so với quý trước/tăng 21% so với cùng kỳ). Yuanta ước tính tỷ lệ CIR (điều chỉnh) là 51% trong quý I/2023 (tăng 14 điểm phần trăm so với quý trước, giảm 11 điểm phần trăm so với cùng kỳ).
Trích lập dự phòng giảm 70% so với quý trước nhưng tăng tăng 42% so với cùng kỳ đạt 1 nghìn tỷ đồng trong quý I/2023. Thu nhập khác ròng (chủ yếu là thu hồi nợ xấu) chỉ đạt 29 tỷ đồng (giảm 95% cả so với quý trước và so với cùng kỳ) trong quý I/2023.
Việc thu hồi nợ xấu đã đóng góp vào lợi nhuận của STB trong những năm gần đây, nhưng xu hướng này đang giảm khi quá trình thu hồi nợ xấu sắp hoàn tất. Tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1,19% (tăng 21 điểm cơ bản so với quý trước, giảm 9 điểm cơ bản so với cùng kỳ) trong quý I/2023.
Tổng nợ xấu tăng tăng 24% so với quý trước, tăng 1% so với cùng kỳ lên 5,3 nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý, nợ xấu nhóm 3 tăng 143% so với quý trước, tăng 327% so với cùng kỳ. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) giảm xuống 104% (giảm 27 điểm phần trăm so với quý trước, giảm 30 điểm phần trăm so với cùng kỳ). Tỷ lệ CASA giảm xuống 17,4% tại thời điểm cuối quý I/2023.
Yuanta ước tính tổng tỷ lệ tài sản không sinh lời (NPA) ròng của STB giảm xuống 1,9% tổng tài sản tại thời điểm cuối quý I/2023 (giảm 50 điểm phần trăm so với quý trước, giảm 2,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ). Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng, và tỷ lệ LLR giảm trong quý I/2023.
Mặc dù Yuanta kỳ vọng Thông tư 02/2023/TT-NHNN sẽ làm giảm bớt áp lực trích lập dự phòng và giảm nợ xấu trên báo cáo. Tuy nhiên, đó chỉ là sự hỗ trợ về chính sách, còn bản chất thì chất lượng tài sản của các ngân hàng, trong đó có STB vẫn bị ảnh hưởng.
STB đang giao dịch tương ứng với P/B 2023E là 1,1 lần, phù hợp với trung vị ngành. Yuanta khuyến nghị mua với giá mục tiêu 12 tháng là 28.860 đồng/cổ phiếu.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.