'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nhìn lại quý I, sản lượng sản xuất và tiêu thụ của Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (HoSE: NKG) duy trì khả quan, với tổng sản lương tiêu thụ ống thép và tôn mạ trong đạt hơn 245.000 tấn (tăng nhẹ 1% cùng kỳ), trong đó sản lượng tiêu thụ tôn mạ của NKG đạt hơn 213.000 tấn (tăng 12,12%). Hoạt động kinh doanh cũng hiệu quả, khi doanh thu và lợi nhuận đạt 7.100 tỷ đồng (tăng 47% cùng kỳ) và 507 tỷ đồng (tăng 59%), cùng với biên lợi nhuận gộp 13,38%. Hiện NKG chưa công bố báo cáo tài chính quý II.
Bình luận về diễn biến thị trường thép 6 tháng đầu năm, Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) cho biết mặt hàng HRC đã chứng kiến sự trái ngược khi chi phí đầu vào như than, nhiên liệu đốt tăng trên 50% nhưng giá HRC toàn cầu vẫn tiếp tục xu hướng giảm.
Cụ thể, giá HRC Trung Quốc và Mỹ trong nửa đầu năm 2022 đã giảm về mức 694 USD/tấn và 1.200/tấn, lần lượt giảm 10% và 25% so với thời điểm đầu năm. MASVN cho rằng việc Trung Quốc hiện đang dư cung cũng như nhu cầu thép thế giới giảm khiến các nhà sản xuất HRC chủ động giảm biên lợi nhuận nhằm duy trì công suất.
Do đó, MASVN nhận định các nhà sản xuất tôn mạ trong năm 2022 sẽ mất từ 3-4% biên lợi nhuận gộp do không còn yếu tố đầu cơ về giá HRC hoặc bù lỗ hàng tồn khi khi giá HRC giảm liên tục trong 6 tháng đầu năm.
Trong khi đó, khác với quý I, sản lượng của NKG lũy kế 5 tháng đầu năm đã bắt đầu giảm, đạt gần 410.000 tấn, thấp hơn 9,5% so với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng xuất khấu chiếm tới 66,8% tổng sản lượng. Đồng thời, mảng tôn mạ trong nước hiện nay đang dư thừa công suất, do đó năm 2022 MASVN dự phóng doanh thu của NKG chỉ đạt 26.568 tỷ đồng (giảm 5,7% so với cùng kỳ năm trước).
Trước những biến động trên, MASVN điều chỉnh lợi nhuận ròng của NKG trong năm 2022 xuống còn 1.111 tỷ đồng, giảm một nửa so với năm ngoái. Tuy nhiên, năm 2023 sẽ là năm thị trường nội địa lẫn xuất khẩu của NKG hồi phục với sản lượng dự phóng đạt 1.162 triệu tấn (tăng 10% cùng kỳ). Theo đó, doanh thu và lợi nhuận dự phóng tương ứng cho năm 2023 lần lượt đạt 27.763 tỷ đồng (tăng 4,5% cùng kỳ) và 1.701 tỷ đồng (tăng 53%).
Đáng chú ý, NKG vừa thông qua kế hoạch xây dựng nhà máy mới tại Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 4.500 tỷ đồng, với sản lượng kế hoạch là 1,2 triệu tấn. Nhà máy dự kiến chạy toàn bộ vào năm 2025, qua đó giúp tổng công suất NKG trong năm 2025 đạt 2,5 triệu tấn. Trong đó, các sản phẩm của nhà máy mới sẽ tập trung vào các dòng thép – tôn mạ lạnh phục vụ cho xuất khẩu và các sản phẩm để sản xuất đồ gia dụng với chất lượng cao.
Trên thị trường, chỉ số định giá của NKG đã về mức hấp dẫn với P/E dự phóng 2022 ở mức 3,7 lần. Hiện tại, NKG tiếp tục định hướng mở rộng sản xuất đến các sản phẩm cao cấp cho thị trường xuất khẩu đi cùng với mức tài chính lành mạnh khi dự phóng EBIT/lãi vay năm 2022 ở mức 7,8 lần.
Vì vậy, MASVN khuyến nghị mua cho cổ phiếu NKG với định giá 27.800/cổ phiếu (đã điều chỉnh cổ tức cổ phiếu 20%), tương ứng với P/E mục tiêu 2022 là 5,5 lần, cao hơn 46,3% giá đóng cửa phiên 8/7. Định giá này chưa bao gồm đóng góp của nhà máy mới tại Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1.
Quý I, doanh thu thuần của Tổng công ty IDICO - CTCP (HNX: IDC) đạt 1.673 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2021; lợi nhuận trước thuế đạt gần 356 tỷ đồng, tăng gấp 3,3 lần. Với kết quả này, doanh nghiệp đã hoàn thành gần 13% kế hoạch lợi nhuận cả năm (2.765 tỷ đồng).
Năm 2022, Công ty Chứng khoán MB (MBS) kỳ vọng kết quả kinh doanh của IDC sẽ tăng trưởng khả quan. Ngoài mảng kinh doanh chính là cho thuê và quản lý hạ tầng Khu công nghiệp (KCN), IDC còn đầu tư vào các nhà máy thủy điện, kinh doanh điện, xây dựng, thu phí đường bộ và các dự án bất động sản dân dụng/thương mại.
Ngoài ra, các ngành kinh tế này sẽ hưởng lợi tích cực khi hoạt động kinh doanh trở lại bình thường và biện lợi nhuận được kỳ vọng sẽ cải thiện từ việc khôi phục các hoạt động kinh tế khi tỷ lệ tiêm chủng cao.
MBS ước tính doanh thu năm 2022 của IDC đạt 7.463 tỷ đồng, tăng 74% so với cùng kỳ, trong đó chủ yếu là doanh thu đến từ hoạt động kinh doanh điện và KCN; lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 2.127 tỷ đồng, tăng gấp 3,7 lần.
IDC đang phát triển quỹ đất khu công nghiệp lớn và có nhiều tiềm năng tăng giá trong tương lai. Cụ thể, IDC đang sở hữu 868ha đất khu công nghiệp sẵn sàng cho thuê tại các KCN Phú Mỹ 2, KCN Quế Võ 2, KCN Cầu Nghìn, KCN Hựu Thạnh... trong giai đoạn 2022 - 2026.
Đây là các Khu công nghiệp tại các địa phương có tiềm năng thu hút FDI và tăng giá cao. Trong giai đoạn từ 2022-2030, IDC dự kiến sẽ phát triển thêm khoảng 1.000ha đất sạch thuộc khu vực phía Bắc (400ha) và phía Nam (600ha). Đây là động lực tăng trưởng chính cho IDC trong giai đoạn trung và dài hạn sắp tới.
Không chỉ vậy, nhằm tận dụng xu hướng tăng giá của giá đất và lợi thế phát triển khu công nghiệp, IDC cũng đang có kế hoạch tập trung phát triển bất động sản nhà ở. Theo ban lãnh đạo IDC, kế hoạch phát triển các dự án nhà ở và Khu đô thị (KĐT) nằm cạnh các dự án Khu công nghiệp trong tương lai trong lộ trình phát triển của doanh nghiệp với tổng diện tích của mỗi dự án tương đương 10-30% của mỗi dự án khu công nghiệp.
Khách hàng hướng tới là công nhân và các chuyên gia làm việc tại chỗ trong các KCN này. MBS tin rằng các dự án bất động sản nhà ở sẽ mang lại thêm nguồn thu nhập đáng kế cho IDC trong giai đoạn 2025 - 2030.
MBS dự báo biên lợi nhuận gộp của mảng KCN của IDC sẽ duy trì ở mức cao trong giai đoạn 2022 - 2025, trong đó riêng năm 2022 tăng mạnh lên mức 64% do IDC ghi nhận doanh thu từ các dự án KCN đã được lấp đầy, trong đó chi phí phát triển được ước tính trên cơ sở kế toán thận trọng.
Từ năm 2022 trở đi, MBS kỳ vọng biên lợi nhuận gộp mảng KCN sẽ hạ nhiệt từ mức cao nhưng vẫn duy trì khoảng 50% do tác động tích cực từ việc đánh giá cao chi phí tại các KCN đã lấp đầy không còn
Trên cơ sở IDC là một công ty đa ngành, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, MBS ước tính giá trị mỗi cổ phần của IDC là 66.200 đồng, cao hơn gần 28% so với thị giá, theo phương pháp tổng giá trị từng phần (SoTP).
Đại hội cổ đông thường niên 2022 của Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, HoSE: PLX) đã thông kế hoạch kinh doanh năm nay với doanh thu hợp nhất mục tiêu 186.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế mục tiêu 3.060 tỷ đồng, lần lượt tăng 10% và giảm 19% so với thực hiện năm ngoái.
Cổ đông cũng phê duyệt phương án chia cổ tức ở mức 12% bằng tiền, cho cả năm 2021 và 2022.
Ban lãnh đạo Petrolimex nhận định hoạt động kinh doanh năm 2022 sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn, thách thức khi mà đại dịch vẫn diễn biến phức tạp. Cuộc chiến Nga - Ukraine nổ ra cũng đặt thế giới ở tình trạng thiếu hụt nguồn cung xăng dầu, từ đó kéo giá dầu lên mức cao.
Bên cạnh đó, các nhà máy lọc dầu trong nước hoạt động chưa ổn định cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch tạo nguồn, tổ chức sản xuất kinh doanh mặt hàng xăng dầu của Petrolimex.
Tại đại hội, Phó tổng giám đốc Trần Ngọc Năm cho biết, dự kiến 5 tháng đầu năm, sản lượng kinh doanh đạt gần 5,9 triệu m3, vượt chỉ tiêu đề ra và hoàn thành được 48% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận trước thuế giai đoạn này ước đạt 1.340 tỷ đồng, thực hiện 44% kế hoạch năm.
Trước đó, Petrolimex đã công bố mức lợi nhuận trước thuế quý I là 570 tỷ đồng (giảm 43,5% cùng kỳ). Như vậy, doanh nghiệp đã thu về khoản lợi nhuận 770 tỷ đồng trong tháng 4 và 5 vừa qua, cho thấy dấu hiệu cải thiện đáng kể so với các tháng trước.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, mặc dù nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn vẫn chưa hoạt động hoàn toàn ổn định, song PLX đã tăng sản lượng nhập khẩu từ 30% trước năm 2022 lên 54% trong 6 tháng đầu năm 2022 để bù đắp cho sự sụt giảm nguồn cung trong nước. SSI nhận định, do sản lượng nhập khẩu tăng lên trong quý II đã được kế hoạch trước, giá nhập khẩu sẽ cạnh tranh hơn so với giá giao ngay và giúp cải thiện biên lợi nhuận của mảng xăng dầu so với quý I.
Mặt khác, giá xăng dầu tăng trong hai tháng qua có thể giúp PLX hưởng lợi từ hàng tồn kho giá thấp và hoàn nhập một phần trích lập hàng tồn kho (ở mức 523 tỷ đồng cuối quý I).
Với giả định lợi nhuận các tháng kế tiếp sẽ tiếp tục phục hồi nhờ nguồn cung đầu vào dự kiến ổn định, SSI ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2022 của PLX ở mức 4.400 tỷ đồng, tăng 16% so với năm trước.
Theo đó, sản lượng tiêu thụ xăng dầu trong nước năm 2022 ước tính phục hồi về mức 9,06 triệu m3 (tăng 8,5% so với cùng kỳ), gần tương đương với năm 2020, mặc dù thấp hơn 5% so với mức đỉnh năm 2019.
Sang năm 2023, ước tính lợi nhuận trước thuế sẽ tăng 15% cùng kỳ lên 5.100 tỷ đồng, trong điều kiện nhu cầu về nhiên liệu phục hồi, đặc biệt là nhiên liệu bay khi hoạt động du lịch quốc tế mở cửa trở lại.
PLX đang giao dịch với hệ số P/E dự phóng năm 2022 và 2023 lần lượt là 19,5 lần và 17 lần. SSI lặp lại khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu PLX và giá mục tiêu 1 năm là 55.000 đồng/cổ phiếu, dựa trên P/E mục tiêu 1 năm là 21 lần. Lợi nhuận của PLX phục hồi trong những quý sắp tới có thể là yếu tố hỗ trợ cho giá cổ phiếu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.