'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Chứng khoán VNDirect (VND) nhận định, kết quả kinh doanh quý II của Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) tương phản với doanh thu đạt 3.811 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lợi nhuận ròng giảm 92% xuống còn 12 tỷ đồng.
Trong quý, doanh thu tăng chủ yếu nhờ mảng cơ khí xây lắp và vận hành bảo dưỡng. Tuy vậy biên lợi nhuận gộp giảm 3,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ xuống 4%, do chi phí đầu vào tăng mạnh. Ngoài ra, PVS ghi nhận chi phí quản lý doanh nghiệp cao đột biến với 352 tỷ đồng, tăng hơn 54% cùng kỳ và gấp 2,3 lần quý liền kề, do quỹ lương tính theo kết quả kinh doanh công ty mẹ cao hơn rõ rệt.
Vì vậy, mặc dù thu nhập từ các liên doanh tăng và lợi nhuận tài chính ròng khả quan, nhưng lợi nhuận ròng vẫn "thụt lùi" nghiêm trọng trong quý II.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu đạt 7.580 tỷ đồng, tăng 34% cùng kỳ; lợi nhuận ròng đạt 228 tỷ đồng, giảm 23% cùng kỳ, hoàn thành 24% dự phóng mà VND đưa ra.
VND cho biết, PVS và đối tác Yinson Holdings đã đạt được hợp đồng gia hạn thuê 12 tháng đối với tàu FPSO Lam Sơn bắt đầu từ 1/7/2022. Với việc giá dầu được kỳ vọng sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian tới, VND tin rằng PVS sẽ thuận lợi có được các hợp đồng gia hạn khác sau đó, củng cố triển vọng của các liên doanh FSO/FPSO trong những năm tới.
Bên cạnh đó, các dự án M&C tiềm năng đem lại nhiều cơ hội tăng giá trong dài hạn cho PVS. Cụ thể mặt bằng giá dầu cao như hiện nay sẽ là điều kiện lý tưởng để các nhà đầu tư đẩy mạnh hoạt động E&P tại Việt Nam, đặc biệt là một số dự án lớn như Lô B - Ô Môn (VND kỳ vọng dự án sẽ khởi công vào cuối năm nay).
Đồng thời việc tham gia vào các dự án điện gió ngoài khơi cũng có thể mở ra một hướng kinh doanh mới đối với mảng M&C trong tương lai, vì đây là một lĩnh vực đầy hứa hẹn tại Việt Nam. VND tin rằng những yếu tố này có thể mang lại nhiều tiềm năng tăng giá hơn cho cổ phiếu PVS trong tương lai.
Để phản ánh giá nguyên liệu đầu vào (ví dụ như thép...) cao hơn dự kiến, VND giảm dự phóng biên lợi nhuận gộp năm 2022-2023 của PVS từ 6,2% xuống 5,7% và từ 6,4% xuống 6,1%. Ngược lại tăng giả định chi phí quản lý doanh nghiệp và lợi nhuận tài chính ròng lên lần lượt 9% và 16,5% để phản ánh kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm. Do đó, dự phóng EPS năm 2022-2023 cũng giảm lần lượt xuống 13,1% và 3,4%.
Hiện VND khuyến nghị khả quan cho PVS với giá mục tiêu 33.900 đồng/cổ phiếu, cao hơn 34% so với giá đóng cửa phiên 10/8. Tiềm năng tăng giá là sự khởi động của dự án Lô B và tiến độ nhanh hơn dự kiến của xu hướng đầu tư điện gió ra ngoài khơi tại Việt Nam. Tuy nhiên rủi ro giảm giá gồm giá dầu giảm và sự chậm trễ trong việc trao thầu các dự án lớn.
Trong báo cáo mới nhất, Công ty Chứng khoán SSI (SSI) duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu TNH của Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên. Giá mục tiêu 1 năm là 53.800 đồng/cổ phiếu, tương đương với mức lợi tức đầu tư là 23% so với thị giá. Giá mục tiêu được SSI cập nhật và phản ánh dựa trên lợi nhuận dự phóng cho 1 năm tới, gồm lợi nhuận nửa cuối năm 2022 và nửa đầu năm 2023.
Năm 2022, SSI cho rằng tăng trưởng của TNH sẽ chưa có nhiều bứt phá do bị ảnh hưởng bởi các đợt giãn cách xã hội trong quý I vì biến chủng Omicron, và mức nền so sánh có phần cao của quý III và quý IV năm ngoái vì doanh thu của các dịch vụ xét nghiệm Covid được dự báo sẽ không đóng góp đáng kể trong năm nay.
Sau giai đoạn nửa đầu năm có sự tích cực nhất định, nửa cuối năm thường là mùa bận rộn của các bệnh viện, do điều kiện thời tiết khắc nghiệt dễ bùng phát một số dịch bệnh phổ biến như sốt xuất huyết, cúm, hen suyễn... và nhu cầu khám chữa bệnh tăng lên đến từ hoạt động khám sức khỏe nhân viên hàng năm của các công ty và khu công nghiệp.
Hơn nữa, ban lãnh đạo cho biết họ có thể xem xét tăng viện phí trung bình khoảng 3 - 4% trong nửa cuối năm 2022, chủ yếu điều chỉnh giá đối với một số dịch vụ điều trị ngoại trú vì hiện tại khoa ngoại trú ở cơ sở Lương Ngọc Quyến đang thường xuyên bị quá tải ở một số thời điểm. Điều này cho thấy dư địa phát triển còn khá nhiều.
Tiếp đó, triển vọng của TNH từ năm 2023 trở đi đang trở nên hấp dẫn hơn, nhờ vào các yếu tố như làn sóng nhân viên y tế cân nhắc chuyển từ bệnh viện công sang bệnh viện tư; đầu tư FDI có sự đột biến trong giai đoạn 2022-2023 ở tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang; chính phủ mở thêm ưu đãi để khuyến khích xây dựng thêm bệnh viện nhằm tăng tốc độ đô thị hóa và số lượng các thương vụ M&A cùng với định giá ngành bệnh viện đang tăng lên trong thời gian gần đây.
Do đó, SSI kỳ vọng tổng doanh thu của TNH sẽ đạt 478 tỷ đồng vào năm 2022 (tăng 13% so với cùng kỳ) và 574 tỷ đồng vào năm 2023 (tăng 18% so với cùng kỳ). Về lợi nhuận ròng, kỳ vọng TNH sẽ đạt 156 tỷ đồng vào năm 2022 (tăng 10% so với cùng kỳ) và 190 tỷ đồng vào năm 2023 (tăng 22% so với cùng kỳ).
Về mặt định giá, trong tình hình thị trường hiện tại, SSI nhận thấy định giá của các công ty chăm sóc sức khỏe trong nước cũng như trên thế giới vẫn được giữ ở mức khá ổn định, với P/E dự phóng ở mức 20,3 lần và EV/EBITDA dự phóng là 14,4 lần cho 1 năm tới.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dự báo, nhu cầu tiêu thụ Quartz tại thị trường Mỹ sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực khi nguồn cung bất động sản tại Mỹ bị ảnh hưởng do giá nguyên vật liệu và giá xây dựng tăng tăng cao. Cụ thể, nhu cầu tiêu thụ nhà vẫn lớn do nền kinh tế vẫn duy trì tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức thấp. Tỷ lệ lấp đầy nhà thuê tiếp tục duy trì ở mức cao. Nhu cầu sửa chữa, nâng cấp nhà sẽ tiếp tục ở mức cao trong năm 2022 và 2023 do nhu cầu sử dụng đang lớn.
Tuy nhiên, với lạm phát ở mức cao và lãi suất liên tục tăng khiến các khoản chi phí mua nhà tăng (chủ yếu do chi phí lãi vay khi mua trả góp ở mức cao). Sản lượng tiêu thụ bất động sản dự báo sẽ chậm lại.
BVSC cũng nhận thấy giá bán xuất khẩu hiện tại của Việt Nam vẫn đang cao hơn mức giá nhập khẩu Quartz trung bình tại Mỹ nên rủi ro bị kiện chống bán phá giá không quá lớn. Việt Nam không có hoạt động trợ cấp, ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu đá Quartz, rủi ro bị cáo buộc trợ cấp ở mức thấp.
BVSC đánh giá việc tự chủ nguồn cung đầu vào giúp Công ty cổ phần Vicostone (HNX: VCS) tiết giảm chi phí nguyên vật liệu đầu vào nhờ đi từ các sản phẩm thô ban đầu và giảm được biến động chi phí nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu đầu vào chính của VCS là Cristobalite, Quartz và Polyester Resin. Hiện Vicostone đang tương đối chủ động về nguồn cung 2 nguyên liệu.
Định vị của Vicostone nằm trong hệ sinh thái của Phenikaa là tập trung chính vào mảng sản xuất đá thạch anh nhân tạo. Ngoài ra, VCS đóng vai trò là đầu mối kinh doanh đá nhân tạo của cả tập đoàn. Điều này giúp chuyên môn hóa việc cung cấp nguyên vật liệu cũng như giúp thống nhất chính sách bán hàng cho cả tập đoàn. Ngoài ra, nâng cao năng lực cạnh tranh, quy mô của VCS.
Công ty chứng khoán này nhận thấy rủi ro các lệnh cấm hay hạn chế tiêu thụ đá nhân tạo tại thị trường Úc chưa quá lớn nhờ các biện pháp về đảm bảo môi trường làm việc hạn chế bụi. Tuy nhiên, các đánh giá chuyên sâu hơn trong tương lai sẽ rất quan trọng về việc các hoạt động này có đảm bảo hiệu quả hạn chế bệnh bụi phổi silic không. Ngoài ra, các quy định siết chặt quy định môi trường làm việc sẽ tăng chi phí và thời gian chế tác đá khiến tăng giá thành của đá nhân tạo vốn đã cao.
Trên thị trường chứng khoán, BVSC định giá VCS dựa trên 2 phương pháp là chiết khấu dòng tiền (DCF) và phương pháp so sánh với P/E mục tiêu 10,2 lần. Từ đó đưa ra khuyến nghị khả quan với giá mục tiêu cho cổ phiếu VCS là 95.670 đồng/cổ phiếu với tiềm năng tăng trưởng 24,4%.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.