Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HoSE: FRT) đặt kế hoạch doanh thu 34 nghìn tỷ đồng (tăng 13% so với cùng kỳ), trong đó doanh thu FPT Shop và Long Châu lần lượt là 20 nghìn tỷ đồng (giảm 3% so với cùng kỳ) và 14 nghìn tỷ đồng (tăng 46% so với cùng kỳ). Tổng lợi nhuận trước thuế kế hoạch là 240 tỷ đồng (giảm 51% so với cùng kỳ). Cổ tức tiền mặt năm 2023 sẽ dưới 10%.
Doanh thu quý I/2023 của FRT đi ngang so với cùng kỳ ở mức 7,7 nghìn tỷ đồng; doanh thu FPT Shop ước tính giảm 20% so với cùng kỳ trong khi doanh thu Long Châu tăng 50% so với cùng kỳ. Mặc dù Long Châu ghi nhận mức lợi nhuận tích cực nhưng lợi nhuận trước thuế hợp nhất có thể vẫn giảm đáng kể so với cùng kỳ.
Công ty Chứng khoán SSI cho rằng sự sụt giảm doanh thu ICT của FRT trong quý I/2023 có thể cao hơn so với các công ty cùng ngành do quý I/2022 của FRT có mức nền cao khi công ty đạt doanh thu máy tính xách tay cao đột biến.
Xét đến những thách thức vĩ mô phía trước, SSI dự báo doanh thu đạt 32 nghìn tỷ đồng trong năm 2023 (tăng 6,5% so với cùng kỳ) và 40 nghìn tỷ đồng trong năm 2024 (tăng 24% so với cùng kỳ). Mặc dù ước tính lợi nhuận ròng của chuỗi nhà thuốc Long Châu tăng đột biến (120 tỷ đồng, tăng 208% so với cùng kỳ) trong năm 2023, tổng lợi nhuận ròng ước tính sẽ giảm 30% so với cùng kỳ do doanh thu và tỷ suất lợi nhuận của FPT Shop giảm và chi phí tài chính thuần tăng lên.
Năm 2024, SSI dự báo lợi nhuận sau thuế sẽ tăng trở lại 66% so với cùng kỳ, được dẫn dắt bởi sự phục hồi của FPT Shop, cùng với lợi nhuận liên tục cải thiện của chuỗi nhà thuốc Long Châu (182 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ).
SSI đưa ra mức giá mục tiêu mới cho cổ phiếu FRT là 77.400 đồng/cổ phiếu (từ 60.000 đồng/cổ phiếu) khi chuyển cơ sở định giá sang năm 2023-2024 và áp dụng P/S mục tiêu cao hơn cho Long Châu. Với tiềm năng tăng giá là 17,3%, SSI nâng khuyến nghị đối với cổ phiếu lên khả quan (từ kém khả quan) vì SSI cho rằng diễn biến giá cổ phiếu gần đây đã phản ánh phần nào KQKD kém tích cực trong nửa đầu năm 2023.
Bên cạnh đó, Long Châu xứng đáng được định giá lại do các đối thủ cạnh tranh Pharmacity và An Khang giảm tốc độ mở mới. Pharmacity phải đối mặt với các vấn đề tái cơ cấu nội bộ, trong khi MWG bảo toàn tiền mặt cho các hoạt động kinh doanh khác ngoài An Khang. Do đó, FRT có vị thế để hưởng lợi từ quá trình chuyển đổi từ thương mại truyền thống sang thương mại hiện đại, với sự cạnh tranh ít gay gắt hơn từ các nhà bán lẻ dược phẩm thương mại hiện đại khác.
Long Châu có thể điều chỉnh danh mục sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng ở từng khu vực, giúp chuỗi tạo ra doanh thu và tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với các công ty cùng ngành. Trong 3 chuỗi bán lẻ dược phẩm lớn nhất, Long Châu là chuỗi duy nhất hiện có lãi.
Kết quả kinh doanh kém tích cực trong nửa đầu năm 2023 vẫn có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trong ngắn hạn. Đây có thể là cơ hội để tích lũy cổ phiếu, vì SSI cho rằng lợi nhuận năm 2024 của FRT sẽ phục hồi đáng kể nhờ sự cải thiện từ cả FPT Shop và Long Châu.
Quý I/2023, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng (UPCoM: HND) ghi nhận sản lượng điện đạt 1.334 triệu kWh (tăng 21% so với quý trước, giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái), ở mức thấp tương đương dự đoán của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC).
Sản lượng điện giảm mạnh so với cùng kỳ chủ yếu do lượng than đầu vào cho sản xuất điện được cung cấp ở mức thấp (có tháng chỉ đủ than cho sản xuất sản lượng điện hợp đồng), nhu cầu phụ tải thấp, và sản lượng điện hợp đồng thấp hơn so với cùng kỳ với hệ số alpha Qc trong tháng 3 ở mức 75%.
Sản lượng điện giảm mạnh so với cùng kỳ tuy nhiên doanh thu quý I/2023 ghi nhận 2.571 tỷ đồng (tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái), chủ yếu đến từ giá bán điện trung bình ở mức cao (tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái) (do giá than đầu vào vẫn ở mức cao so với cùng kỳ).
Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 10 tỷ đồng (giảm 96% so với cùng kỳ năm ngoái) dù chi phí khấu hao năm nay đã giảm 71 tỷ đồng (giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái), chủ yếu do sản lượng điện phát thấp (Qc&Qm), trong khi đó giá than trong quý I/2023 vẫn neo ở mức cao (tương đương quý IV/2022), cản trở doanh nghiệp có lợi nhuận trên thị trường điện (CGM).
Kết quả kinh doanh quý I/2023 kém khả quan, phù hợp với kỳ vọng của VDSC. Tuy nhiên, cho cả năm 2023, VDSC dự đoán lợi nhuận của HND sẽ cải thiện hơn so với cùng kỳ dựa trên các giả định chi phí lãi vay giảm mạnh so với cùng kỳ (giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái) khi số dư nợ vay dài hạn giảm dần, sản lượng điện huy động và sản lượng điện trên thị trường điện tích cực hơn từ quý II.
Từ nửa sau năm 2023, VDSC kỳ vọng HND có thêm lợi nhuận trên CGM khi thủy điện dần ra khỏi pha thuận lợi, với giả định giá than sẽ hạ nhiệt từ từ (giá than ký với TKV của HND đã bắt đầu giảm 200 nghìn đồng/tấn từ tháng 4/2023).
Do đó trong 2023, VDSC ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 11.012 tỷ đồng (tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái) và 628 tỷ đồng (tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái), tương ứng với mức EPS là 1.289 đồng/cổ phiếu.
Về luận điểm tỷ suất cổ tức, VDSC kỳ vọng câu chuyện sẽ dần rõ ràng hơn trong thời gian tới khi nghĩa vụ thanh toán nợ vay dần hoàn tất trong khi doanh nghiệp luôn duy trì chính sách chi trả cổ tức ổn dịnh. Trong năm 2023, VDSC dự báo tỷ suất cổ tức sẽ vào khoảng 6-8%, tương đương mức chi trả 1.000 đồng/cổ phiếu cho năm tài chính 2022.
VDSC duy trì khuyến nghị tích luỹ với giá mục tiêu là 15.800 đồng/cổ phiếu cho tầm nhìn một năm (điều chỉnh tăng 1% từ giá 15.600 đồng/cổ phiếu do điều chỉnh giảm lãi suất phi rủi ro).
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2023 là 24 nghìn tỷ đồng (tăng 13% so với mức thực hiện năm 2022). Trong quý I/2023, ngân hàng mẹ đạt khoảng 4 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, đạt 18% kế hoạch cả năm của ngân hàng mẹ. Ban lãnh đạo cho biết FE Credit không đạt mục tiêu lợi nhuận trước thuế trong quý I/2023.
VPB đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức tăng 33% . Tổng tài sản ước tăng tăng 39%; tăng trưởng tiền gửi và giấy tờ có giá tăng 41%. Tín dụng ngân hàng mẹ tăng 7% và tiền gửi tăng tăng 11,5% so với quý trước trong quý I/2023. Tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng mẹ là 2,6% (tăng 40 điểm cơ bản so với quý trước) trong quý I/2023. VPB dự báo tỷ lệ nợ xấu có thể tiếp tục tăng trong quý II/2023 trước khi giảm dần trong nửa cuối năm 2023.
VPB dự kiến phát hành 30,2 triệu cổ phiếu ESOP (chiếm 0,45% số cổ phiếu lưu hành hiện tại) với giá 10.000 đồng/cổ phiếu trong giai đoạn quý II- quý III/2023. ESOP sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong ba năm, trong đó nhân viên có thể bán 30% sau 1 năm, 35% sau 2 năm và 35% sau 3 năm. 9,1 triệu cổ phiếu sẽ giải tỏa sau năm 1 tương đương với khối lượng giao dịch của một ngày (dựa trên khối lượng trung bình 10 ngày vừa qua).
VPB sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt là 1.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng với tỷ suất cổ tức là 5% và thanh toán trong quý II-quý III/2023. VPB dự kiến sẽ duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt trong 5 năm tới.
VPB sẽ phát hành 1,19 tỷ cổ phần (tương đương 15% vốn cổ phần sau phát hành) với giá 30.160 đồng/cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC). Sau giao dịch, vốn điều lệ của VPB sẽ tăng lên 79 nghìn tỷ đồng, tăng từ mức 67 nghìn tỷ đồng trong quý IV/2022.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng mục tiêu tăng trưởng tín dụng 33% có thể là khá tham vọng trong bối cảnh nền kinh tế đang giảm tốc. Tuy nhiên, với nguồn vốn mạnh mẽ của VPB và việc VPB tham gia tái cơ cấu một ngân hàng yếu kém sẽ cho phép VPB nhận được hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn so với mức trung bình ngành.
Nguồn vốn của VPB thuộc nhóm cao nhất ngành, đây là nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Yuanta ước tính tỷ lệ an toàn vốn CAR của VPB sẽ đạt khoảng 20% sau khi nhận được vốn từ việc bán cổ phần cho SMBC. Thanh khoản vẫn mạnh với tỷ lệ LDR thấp và nguồn vốn ngắn hạn cho các khoản vay trung và dài hạn thấp.
VPB có tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp cao ở mức 6,4%/ tổng tài sản vào quý IV/2022, điều này đã gây lo ngại cho nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, Yuanta cho rằng với các chính sách hỗ trợ (ví dụ: Nghị định 08, dự thảo sửa đổi Thông tư 16) và các chính sách sắp được công bố sẽ phần nào giúp giảm bớt áp lực cho các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
VPB đang giao dịch tương ứng với P/B 2022E là 1,2x so với mức 1,1 lần của trung vị ngành. Giá mục tiêu của Yuanta tương ứng với tỷ suất sinh lời 12 tháng (bao gồm cổ tức) là 14% và Yuanta duy trì khuyến nghị mua.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.