'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
ACBS cho biết, mặc dù kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2020 của VCB không tốt, tuy nhiên lợi nhuận trước thuế đã phục hồi mạnh trong quý IV, tăng 28% so với cùng kỳ lên mức 7.079 tỷ đồng; kết quả này giúp lợi nhuận cả năm đạt 23.045 tỷ đồng, tương đương năm 2019.
Đến quý IV, tỷ lệ nợ xấu tỷ lệ nợ xấu của VCB chỉ còn 0,6% và tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên tới 370%. ACBS cho rằng, VCB đã chủ động trích trước dự phòng cho khoản vay của Vietnam Airlines (hơn 8.000 tỷ đồng), do đó, áp lực trích thêm dự phòng trong năm 2021 theo Thông tư 01 sửa đổi sẽ là không quá lớn. Điều này sẽ hỗ trợ tích cực cho lợi nhuận năm 2021 của VCB bất chấp NIM có thể giảm nhẹ.
ACBS dự phóng lợi nhuận trước thuế năm 2021 của VCB đạt 28.412 tỷ đồng, EPS và BVPS cuối 2021 đạt 5.182 và 34.254 đồng/cổ phiếu. Kết hợp hai phương pháp chiết khấu thu nhập thặng dư và P/B mục tiêu, ước tính giá mục tiêu cuối 2021 là 114.850 đồng/cổ phiếu. Do đó ACBS khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu VCB.
MBS đánh giá cao MBB với cơ cấu nguồn thu đa dạng cho phép ngân hàng chống chịu tốt với tác động của dịch bệnh, lợi nhuận dự kiến sẽ phục hồi khi nền kinh tế nội địa mở cửa trở lại và xuất khẩu tăng mạnh.
Lợi nhuận trước thuế của MBB năm 2021 dự kiến sẽ tăng 20% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế 2020 ước tăng 6,5% so với cùng kỳ.
Tại Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của MBB, Ngân hàng cho biết tổng tài sản đến cuối năm 2020 tăng 19,6% so với năm trước, nằm trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần có tổng tài sản lớn nhất. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 10.688 tỷ đồng, tăng nhẹ 6,5% so với kết quả thực hiện năm 2019, trong đó ngân hàng mẹ tăng 4,4%.
ROE đạt 18,66%. Mảng dịch vụ được MBB đẩy mạnh trong năm 2020, đóng góp 2.312 tỷ đồng vào tổng doanh thu toàn ngân hàng, tăng 11,5%. Ngân hàng số thu hút gần 2 triệu người dung mới, đạt 90 triệu giao dịch, cao gấp 3 lần năm 2019.
Chi phí hoạt động được tiết giảm đáng kể với chi phí hoạt động trên doanh thu thuần CIR giảm từ 36,6% xuống còn 34,5%. Trong khi đó, doanh thu thuần vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá với 14%. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát khá tốt với NPL hợp nhất đạt 1,09%, giảm so với mức 1,16% của năm 2019.
Riêng ngân hàng mẹ NPL giảm từ 0,98% xuống còn 0,92%. Ngân hàng tăng tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu LLR từ 116% cuối quý III/2019 lên 160%, trở thành ngân hàng có tỷ lệ LLR cao thứ 2 trong hệ thống chỉ sau VCB.
Thêm vào đó, MBB đặt kế hoạch duy trì Top 5 ngân hàng kinh doanh tốt nhất, phấn đấu Top 3 về chất lượng và hiệu quả và dẫn đầu về số hóa. Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 25- 30% cùng kỳ, đạt tương ứng ~14.600 tỷ đồng, tổng tài sản tăng 15% lên 545.000 tỷ đồng, và tỷ lệ nợ xấu hợp nhất dưới 1,3%.
Dựa trên kết hợp 2 phương pháp so sánh P/B và chiết khấu lợi nhuận thặng dư RI, với mức P/B dự kiến là 1,4x, MBS khuyến nghị nắm giữ MBB với giá mục tiêu 27.500 đồng/cổ phiếu.
PHS cho rằng doanh thu kênh ETC sẽ là động lực tăng trưởng chính cho Dược phẩm Imexpharm (IMP) trong tương lai.
PHS dự phóng doanh thu ETC năm 2021 của IMP đạt khoảng 655 tỷ đồng (tăng 30% so với năm trước), cao hơn so với dự phóng cũ là 631 tỷ đồng. Do đó, PHS ước tính doanh thu 2021 của IMP đạt khoảng 1.543 tỷ đồng (tăng trưởng 13%), và lợi nhuận sau thuế đạt 240 tỷ đồng (tăng trưởng 15%).
Bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, mức giá hợp lý cho cổ phiếu IMP khoảng 59.400 đồng/cổ phiếu (tăng 7,6% so với giá hiện tại). Từ đó PHS tiếp tục khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu này.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.