Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Công ty Cổ phần Gemadept (HoSE: GMD) mới đây đã thông qua chủ trương thoái toàn bộ vốn tại cảng Nam Hải Đình Vũ. Công ty Chứng khoán SSI đánh giá giao dịch thoái vốn này sẽ mang lại tác động tích cực đối với cổ phiếu GMD, do có thể mang lại khoản lợi nhuận đột biến cho năm 2023, và giúp dự án cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 2 tăng sản lượng nhanh hơn.
Trong bối cảnh khó khăn của ngành cảng biển trong năm 2023, GMD có thể tìm cách duy trì tăng trưởng sản lượng, tái cấu trúc hoạt động kinh doanh tại khu vực cụm cảng Hải Phòng vốn có tính cạnh tranh cao bằng cách tập trung nguồn lực vào cảng Nam Đình Vũ và đồng thời sử dụng tiền thu được từ giao dịch thoái vốn cho các dự án mới đầu tư để giảm bớt gánh nặng tài chính trong môi trường lãi suất cao.
Trong kịch bản cơ sở, với ước tính lợi nhuận sau thuế cả năm của Nam Hải Đình Vũ đạt khoảng 200 tỷ đồng và sử dụng P/E mục tiêu là 10 lần, SSI kỳ vọng giá trị giao dịch có thể xấp xỉ 2 nghìn tỷ đồng, tương đương mức P/B là 2,6 lần và EV/EBITDA là 7,87 lần, cao hơn so với các công ty cùng ngành. Như vậy, GMD có thể ghi nhận khoản lợi nhuận 1,2 nghìn tỷ đồng trong năm 2023.
Số tiền thu được từ việc thoái vốn khỏi Nam Hải Đình Vũ nhiều khả năng sẽ được dùng để đầu tư vào giai đoạn 2 và giai đoạn 3 của cảng Nam Đình Vũ và giai đoạn 2 của cảng Gemalink, đồng thời sẽ giúp giảm gánh nặng nợ vay cho GMD. Cảng Nam Đình Vũ được kỳ vọng sẽ trở thành cảng lớn nhất ở khu vực hạ lưu cụm cảng Hải Phòng, với tổng công suất xếp dỡ là 1,5 triệu TEU khi hoàn thành.
SSI giả định GMD sẽ chuyển 300 nghìn TEU sản lượng trong tổng số 600 nghìn TEU từ cảng Nam Hải Đình Vũ sang cảng Nam Đình Vũ, do đó giai đoạn 2 của cảng Nam Đình Vũ có thể đạt hiệu suất hoạt động 60% trong năm đầu tiên đi vào hoạt động.
Đối với giao dịch thoái vốn tại cảng Nam Hải Đình Vũ, SSI đưa ra ba kịch bản và tác động của từng kịch bản đối với lợi nhuận năm 2023 và định giá của GMD. SSI ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2023 có thể dao động trong khoảng 1,9 - 2,9 nghìn tỷ đồng. SSI lựa chọn kịch bản giá trị giao dịch thoái vốn 2 nghìn tỷ đồng là kịch bản cơ sở, và giá mục tiêu 1 năm trong kịch bản này cho cổ phiếu GMD là 57.400 đồng/cổ phiếu, khuyến nghị mua.
Kết quả kinh doanh quý III/2022 của Công ty Cổ phần Vincom Retail (HoSE: VRE) ghi nhận doanh thu thuần hơn 2.000 tỷ đồng (tăng 155% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 794 tỷ đồng, tăng 33 lần so với cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2022 tăng trưởng mạnh với doanh thu thuần đạt 5.224 tỷ đồng (tăng 16% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 1.944 tỷ đồng (tăng 63% so với cùng kỳ), lần lượt hoàn thành 65% và 81% kế hoạch. Kết quả này chủ yếu nhờ mảng cho thuê bất động sản hồi phục mạnh mẽ.
Doanh thu cho thuê bất động sản trong 9 tháng năm 2022 đạt 4.906 tỷ đồng (tăng 29% so với cùng kỳ), chiếm 94% tổng doanh thu. Biên lợi nhuận gộp mảng này tăng 7,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ lên 53,6%.
Tăng trưởng chủ yếu nhờ gói hỗ trợ khách thuê bị ảnh hưởng bởi Covid-19 thấp hơn cùng kỳ năm ngoái (464 tỷ đồng so với 1.349 tỷ đồng), khai trương 3 trung tâm thương mại vào quý II/2022 là VMM Smart City, VCP Mỹ Tho và VCP Bạc Liêu với tổng diện tích sàn tăng thêm 93.000 m2 và giá thuê tăng trung bình 7-10% ở tất cả các loại hình trung tâm thương mại trong quý III/2022 so với quý III/2019.
Lượng khách tham quan mua sắm trong 9 tháng năm 2022 đã phục hồi 41% so với cùng kỳ lên khoảng 80% so với mức trước Covid-19. Lượng khách đến các trung tâm thương mại ở Hà Nội và TP. HCM trong quý III/2022 đạt 85 - 90% so với quý III/2019 trong khi ở các tỉnh khác đạt xấp xỉ 70 - 75%.
Tính đến cuối quý III/2022, VRE đang vận hành 83 trung tâm thương mại với tổng diện tích sàn bán lẻ khoảng 1,75 triệu m2 (tăng 6% so với cùng kỳ) với tỷ lệ lấp đầy trung bình là 84% (tăng 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ và tăng 1,5 điểm phần trăm q/q) chủ yếu nhờ tỷ lệ lấp đầy của Vincom Mega Mall tăng lên 88,4% (tăng 1,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ và 2,1 điểm phần trăm so với quý trước).
Doanh thu bán nhà phố thương mại trong 9 tháng năm 2022 đạt 229 tỷ đồng (giảm 60% so với cùng kỳ), chiếm 4% tổng doanh thu. Sự sụt giảm trong kỳ là do số lượng bàn giao thấp hơn cùng kỳ năm ngoái (24 căn so với 131 căn) mặc dù trong quý III/2022 ghi nhận giao dịch chuyển nhượng một dự án là Sông Công Thái Nguyên. Biên lợi nhuận gộp mảng này giảm 19,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ xuống 25,5% do biên lợi nhuận gộp của dự án Sông Công Thái Nguyên thấp.
Mảng chuyển nhượng bất động sản ghi nhận kết quả bán hàng tích cực trong 9 tháng năm 2022 với gần 500 căn và tổng giá trị 2.700 tỷ đồng, trong đó dự án Đông Hà Quảng Trị bán được khoảng 450 căn với tổng giá trị khoảng 2.500 tỷ đồng. Giá trị bán hàng chưa ghi nhận doanh thu tính đến cuối quý III/2022 là 2.900 tỷ đồng.
Theo Công ty Chứng khoán Á Châu (ACBS), VRE có tình hình tài chính tốt với số dư tiền mặt ròng là 1.050 tỷ đồng và tỷ lệ tiền mặt ròng/vốn chủ sở hữu là 3,2% vào cuối quý III/2022 so với mức 330 tỷ đồng và 1,1% vào cuối năm 2021.
VRE có tổng nợ gần 3.200 tỷ đồng, trong đó 94% là trái phiếu doanh nghiệp có lãi suất thả nổi và tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất của các trung tâm thương mại.
Hơn 1.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn vào tháng 4/2023 và phần còn lại vào tháng 8/2025. ACBS cho rằng rủi ro lãi suất và rủi ro ngoại hối của VRE là không đáng kể do không có nợ ngoại tệ và số dư tiền mặt ròng ước tính sẽ duy trì cho đến cuối 2023.
ACBS dự phóng doanh thu 2023 của VRE ước đạt hơn 11.000 tỷ đồng (tăng 50% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế ước đạt gần 3.800 tỷ đồng (tăng 55% so với cùng kỳ) dựa trên 5 giả định. Một là không phát sinh gói hỗ trợ khách thuê bị ảnh hưởng bởi Covid-19 trong năm 2023. Hai là dự kiến khai trương 6 trung tâm thương mại là VMM Grand Park (GFA 45,700 m2 vào tháng 7/2023), VMM The Empire (GFA 65.700 m2 vào tháng 12/2023), VCP Hà Giang, VCP Bắc Giang, VCP Điện Biên Phủ và VCP Đông Hà Quảng Trị nâng tổng diện tích sàn bán lẻ lên hơn 1,9 triệu m2 vào cuối năm 2023.
Ba là 3 trung tâm thương mại khai trương vào quý II/2022 hoạt động trọn năm 2023. Bốn là tỷ lệ lấp đầy trung bình các trung tâm thương mại đạt quanh mức 85%. Năm là bàn giao và ghi nhận doanh thu chuyển nhượng bất động sản chủ yếu tại dự án nhà phố thương mại Đông Hà Quảng Trị.
Kết hợp phương pháp EV/EBITDA, P/B và chiết khấu dòng tiền, ACBS đưa ra giá mục tiêu cuối năm 2023 là 32.817 đồng/cổ phiếu, giảm 11% so với định giá năm 2022 chủ yếu do tăng suất chiết khấu và giảm diện tích trung tâm thương mại mở mới trong giai đoạn 2024- 2026.
ACBS đưa ra khuyến nghị mua với kỳ vọng công ty sẽ tiếp tục hưởng lợi từ sự tăng nhanh của tầng lớp trung lưu, sự phát triển các khu đô thị mới và sự mở rộng của các thương hiệu quốc tế tại Việt Nam.
Theo quan sát của Công ty Chứng khoán VNDirect, các sự cố liên quan bất động sản của các chủ đầu tư và chính quyền địa phương ở Đồng Nai và Cần Thơ đã làm chậm quá trình phê duyệt ba dự án trọng điểm của Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG) là Paragon Đại Phước, Izumi City và Cần Thơ 43ha.
Trong cuộc gặp với nhà đầu tư ngày 12/12/2022, NLG đặt mục tiêu hoàn tất thủ tục pháp lý dự án Cần Thơ 43ha trong tháng 12/2022, nguồn doanh thu chính của năm 2022, tuy nhiên VNDirect cho rằng điều này khó có thể hoàn thành.
Công ty chứng khoán này ước tính doanh thu và lợi nhuận ròng 2022 sẽ giảm mạnh 26% và 62% so với cùng kỳ, chủ yếu bàn giao các dự án hiện hữu Southgate, Akari và chuyển nhượng 25% cổ phần tại Paragon Đại Phước.
Theo VNDirect, thị trường bất động sản nhà ở đang đối mặt với nhiều thách thức gồm chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tái cơ cấu nợ do thắt chặt các khoản vay ngân hàng vào bất động sản và giám sát chặt chẽ trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp; lãi suất tăng làm suy yếu nhu cầu mua nhà; nguồn cung mới có thể sụt giảm khi quá trình phê duyệt pháp lý chờ được khai thông với Luật Đất đai sửa đổi.
VNDirect cho rằng thị trường bất động sản có thể sẽ trải qua một “mùa đông khắc nghiệt” vào năm 2023 cho đến khi chính sách tiền tệ đảo ngược. Do đó, công ty chứng khoán này dự báo doanh số ký bán của NLG sẽ giảm 30% so với cùng kỳ trong năm 2023.
VNDirect điều chỉnh dự báo lợi nhuận ròng giai đoạn 2022-2024 của NLG giảm mạnh do nhu cầu nhà ở suy yếu. Theo đó, VNDirect hoãn dự phóng ghi nhận doanh thu dự án Izumi City sang năm 2024 do thủ tục pháp lý chậm hơn kỳ vọng và nhu cầu mua nhà suy yếu. Từ đó, công ty chứng khoán này giảm dự phóng lợi nhuận ròng năm 2023-2024 lần lượt là 60,3% và 45%.
VNDirect ước tính lợi nhuận ròng năm 2023 của NLG đạt 757 tỷ đồng (tăng 87% so với cùng kỳ) nhờ bàn giao dự án BCC Mizuki và mức nền thấp 2022, thấp nhất trong 5 năm qua.
VNDirect ưu thích NLG vì sở hữu quỹ đất lớn 681ha tính đến cuối quý III/2022 với danh mục sản phẩm đa dạng giúp giảm thiểu rủi ro; sở hữu quỹ căn hộ cho phân khúc trung cấp và bình dân, những phân khúc này được thúc đẩy bởi nhu cầu thực ở người dân.
Công ty chứng khoán này dự phóng doanh thu và lợi nhuận ròng của NLG sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép lần lượt là 52,6% và 90,4% giai đoạn 2022-2024, nhờ bàn giao các sản phẩm đã ký bán trước đó.
VNDirect cho rằng không nhận thấy bất kỳ rủi ro nào về khả năng thanh khoản của NLG với tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở chỉ ở mức thấp chỉ 5% (so với mức trung bình của các doanh nghiệp trong ngành là 40 - 45%), tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền cao ở mức 4.179 tỷ đồng, chiếm 16,4% tổng tài sản tính đến cuối quý III/2022.
VNDirect duy trì khuyến nghị khả quan với giá mục tiêu thấp hơn 36.700 đồng/cổ phiếu dựa trên phương pháp RNAV, với dự phóng lợi nhuận ròng 2023-2024 giảm mạnh, hoạt động ký bán chậm lại và WACC cao hơn.
NLG hiện đang giao dịch tại mức P/B 2023 là 1,2 lần, thấp hơn 29% so với P/B trung bình 3 năm là 1,7 lần. Tiềm năng tăng giá đến từ sự đảo ngược chính sách tiền tệ hỗ trợ thị trường bất động sản.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.