'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
- Bà Nguyễn Hoàng Anh: Ban đầu chúng tôi thành lập Abivin và khởi nghiệp với một sản phẩm công nghệ khác, song tình cờ được một doanh nghiệp lớn mời phối hợp giải quyết một số vấn đề trong mảng logistics. Sau khi vào cuộc, chúng tôi đã nhanh chóng nhận ra đây là con đường phát triển đúng đắn cho Abivin.
Thứ nhất, tôi và anh Phạm Nam Long (CEO Abivin) từng có thời gian học tập và làm việc tại những trường đại học cũng như các tập đoàn công nghệ lớn của Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Phần Lan. Sau khi tiếp cận, chúng tôi nhận thấy Logistics là một ngành công nghiệp rất tiềm năng, tuy nhiên cũng tồn tại khá nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó có bài toán tối ưu lộ trình (Vehicle Routing Problem), vốn là một bài toán rất khó trong toán học, với nhiều điều kiện kèm theo không phải dễ dàng có thể giải được.
Mặc dù vậy, với những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy được, chúng tôi tin rằng có thể áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại để giải quyết bài toán nêu trên cũng như nhiều vấn đề khác trong một ngành mà người ta vẫn dựa nhiều vào kinh nghiệm như logistics.
Thứ hai, nhu cầu nâng cao hiệu suất và cắt giảm chi phí logistics của các doanh nghiệp Việt Nam được đặt ra cấp bách, đồng thời, xu hướng ứng dụng các phần mềm thông minh để giải quyết vấn đề vướng mắc trong logistic đang được các nước đặt ra trong thời gian gần đây.
Theo đánh giá của tôi, logistics ở Việt Nam cũng như các khu vực lân cận là một thị trường rất tiềm năng, chưa được áp dụng nhiều công nghệ tiến tiến để thay thế cho các công việc lặp đi lặp lại không hiệu quả một cách thủ công. Chúng tôi muốn trở thành một trong những người đi đầu trong lĩnh vực còn khá mới mẻ này, góp phần tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp logistics, tham gia thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
- Abivin chính thức được ra mắt vào năm 2015, trải qua hơn 5 năm hoạt động trên thị trường, bà có thể chia sẻ về những khó khăn trong thời gian đầu khởi nghiệp. Các khách hàng đầu tiên của công ty là ai, và bà đã làm thế nào để các khách hàng này lựa chọn Abivin mà không phải là một công ty nào khác?
Với một sản phẩm công nghệ có nhiều yếu tố mới, tiên tiến như Abivin vRoute, khi ứng dụng vào ngành Logistics thì đúng là có nhiều cơ hội, tuy nhiên cũng đầy khó khăn, thách thức. Khó khăn trước hết đến từ chính việc logistics là một ngành có truyền thống lâu đời. Từ trước đến giờ, ngành này vẫn hoạt động dựa chủ yếu vào kinh nghiệm của con người với những cách thức tính toán tương đối thủ công, ít hiệu quả, mất thời gian, tốn nhân công và có khi có uẩn khúc trong quy trình.
Việc ứng dụng công nghệ mới giải quyết được nhiều vướng mắc nêu trên một cách minh bạch. Tuy nhiên, thay đổi nhận thức, thay đổi cách nghĩ, thói quen làm việc, thậm chí có động chạm quyền lợi, lợi ích nhóm... không hề đơn giản. Không phải lực lượng nào trong chuỗi cung ứng cũng dễ dàng đồng tình, ủng hộ. Trong việc này, Abivin cũng như các công ty công nghệ khác đều phải phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo của đối tác để giải quyết từng bước về nhận thức, về tâm lý và cả về quyền lợi.
Cái khó thứ hai của Abivin khi bước chân vào ngành này là tính phức tạp trong quy trình hoạt động của các doanh nghiệp logistics. Có thể nói có bao nhiêu doanh nghiệp là có bấy nhiêu quy trình hoạt động với nhiều điểm đặc thù khác nhau, nhiều điều kiện kèm theo khác nhau. Nhiệm vụ của chúng tôi là phải số hoá các hoạt động đó, từ đó ứng dụng các thuật toán thông minh và các nền tảng công nghệ tiên tiến để nâng cao khả năng tự động hoá tối đa, tối ưu quy trình hoạt động, giảm chi phí…
Bài toán này yêu cầu chúng tôi phải hết sức gắn bó với các doanh nghiệp logistics để tìm ra lời giải, đồng thời, phải tự đúc kết các mô hình hoạt động tương đương để xây dựng các mô đun có tính kết nối chặt chẽ, đảm bảo giải quyết nghiệp vụ theo tiêu chuẩn cao của hoạt động logistics.
Khó khăn lớn thứ ba đến từ chất lượng dữ liệu. Để áp dụng một giải pháp trên cơ sở dữ liệu lớn (big data) như Abivin vRoute thì chất lượng dữ liệu đầu vào là vô cùng quan trọng. Theo hoạt động truyền thống, các doanh nghiệp logistics, đặc biệt là các doanh nghiệp nội không có nhiều dữ liệu, dữ liệu lưu trữ không liên tục, và chất lượng của dữ liệu không đảm bảo. Abivin đã phải mất khá nhiều thời gian trong giai đoạn đầu để cùng khách hàng xây dựng lại cơ sở dữ liệu để phục vụ cho quy trình công nghệ mới. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội tuyệt vời để Chúng tôi được gần gũi với những hoạt động và khó khăn thực tiễn của khách hàng và biến mình thành một người bạn mỗi khi khách hàng có bài toán cần được giải đáp.
Năm năm vừa qua, chúng tôi đã xây dựng được một tập khách hàng gồm nhiều công ty lớn như Tân Cảng Sài Gòn, Habeco, Coteccons, Kospa Logistics, DSV... Để làm được điều đó thì chúng tôi cần rất nhiều yếu tố như thế mạnh bản thân, thị trường, thời điểm, chính sách xã hội và tất nhiên là cả may mắn.
Khi xây dựng Abivin, chúng tôi đã sử dụng thế mạnh chuyên môn của mình, đó là công nghệ thông tin, thuật toán tối ưu, xử lý dữ liệu lớn. chúng tôi đã có sự chuẩn bị tốt và cũng may mắn trong việc nghiên cứu thị trường để phát hiện thấy “lỗ hổng” trong ngành logistics, nơi Abivin tìm được chỗ đứng.
Bước tiếp theo, chúng tôi tập trung xây dựng một sản phẩm có tầm cỡ quốc tế, rồi tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, đặc biệt là các khách hàng lớn với quy mô đa quốc gia để có được ấn tượng ban đầu cho các khách hàng tiềm năng tiếp theo.
Chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh đến yếu tố môi trường phát triển. Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Dự án đổi mới sáng tạo của Phần Lan (IPP) chính là yếu tố môi trường giúp Abivin từ những ngày đầu. Với một doanh nghiệp startup, môi trường phát triển là yếu tố vô cùng quan trọng để ươm mầm, đỡ đầu và hỗ trợ khi doanh nghiệp còn chưa có gì, khi định hướng còn mông lung.
- Abivin từng vượt qua hơn 30.000 công ty trên toàn cầu, để trở thành nhà vô địch cuộc thi Start-up World Cup 2019 diễn ra tại Mỹ. Trước đó, Abivin cũng giành giải Start-up về logistics và chuỗi cung ứng tốt nhất tại Giải thưởng khởi nghiệp Đông Nam Á (ASEAN Rice Bowl Startup Award), đồng thời cũng là quán quân cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia - Techfest Vietnam 2018. Bà có thể chia sẻ thêm về các thành tích này? Đâu là điều giúp Abivin vượt qua được các đối thủ khác?
Startup World Cup có thể coi là một trong những cuộc thi dành cho startup lớn nhất mà Abivin từng tham gia. Thực sự thì chúng tôi đi thi với tâm thế là giao lưu, học hỏi nên cũng không quá đặt nặng về kết quả. Đây là cơ hội lớn để học hỏi từ rất nhiều đại diện lớn đến từ các quốc gia trên thế giới, điển hình như Mira (US Silicon Valley), Sonavi Labs (US Boston) hay Noul (South Korea)... Đây đều là những startup lớn, đã có được thành công vang dội và đã gọi vốn lên đến hàng triệu, thậm chí chục triệu đô. Vậy nên, kết quả này hoàn toàn nằm ngoài dự tính của chúng tôi và chúng tôi rất vui mừng vì Abivin đại diện cho Việt Nam đã được xướng tên ở vị trí cao nhất.
Như đã chia sẻ ở trên, việc đạt được các giải thưởng cũng là kết quả của nhiều yếu tố như thị trường, sản phẩm, tiềm năng,... Chúng tôi đã lựa chọn được thị trường Logistics đúng đắn, luôn phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế khu vực và thế giới.
Chúng tôi có thế mạnh công nghệ, có khả năng giải những bài toán khó trong ngành. Chúng tôi có tập khách hàng là những doanh nghiệp lớn. Sự tin tưởng của các doanh nghiệp vào một công ty chưa lớn như Abivin chính là động lực khiến chúng tôi nỗ lực hàng ngày để hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ, mang lại giá trị tốt nhất cho thị trường.
- Nuôi tham vọng đưa Abivin trở thành công ty số 1 về giải pháp phần mềm trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam, vậy điểm khác biệt của công ty so với các công ty khác đang hoạt động trong lĩnh vực này là gì?
Abivin phát triển giải pháp Abivin vRoute - Nền tảng tối ưu logistics ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Được ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến, Abivin vRoute có rất nhiều đặc điểm ưu việt để có thể cạnh tranh với các sản phẩm phần mềm logistics khác.
Thứ nhất, Abivin vRoute được tích hợp thuật toán tối ưu lộ trình cao cấp, có thể thỏa mãn hơn 30 điều kiện khác nhau trong quá trình giao hàng như giờ đóng mở khác nhau của các cửa hàng, các loại xe khác nhau, tận dụng tối đa trọng lượng/thể tích của các xe hay điều kiện giao thông khác nhau... Trước đây, người điều phối giao hàng tại các doanh nghiệp phải dành từ 2 đến 4 giờ đồng hồ mỗi ngày để giải các bài toán về lộ trình một cách thủ công. Với sự hỗ trợ của Abivin vRoute, người điều phối chỉ mất 5 đến 15 phút mỗi ngày để lên lộ trình giao hàng tối ưu. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giải pháp giúp phần mềm có thể tự động giải quyết được các vấn đề lặp đi, lặp lại, thiếu hiệu quả trong quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng.
Thứ hai, Abivin vRoute là phần mềm được phát triển đặc biệt cho các nước ở khu vực ASEAN. Thuật toán thông minh hỗ trợ thỏa mãn các đặc điểm như đường nhỏ, nhiều ngõ ngách, nhiều thay đổi, hạn chế; giao hàng bằng nhiều loại phương tiện khác nhau như xe máy, xe tải hoặc bán tải, thời gian đóng mở cửa hàng thất thường…
Thứ ba, Abivin vRoute là một hệ thống linh hoạt, có thể được tùy chỉnh phù hợp với từng nhu cầu khách hàng và đặc thù doanh nghiệp khác nhau. Vì thế, Abivin vRoute phù hợp với chuỗi cung ứng của cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa và các doanh nghiệp đa quốc gia lớn.
- Năm 2020 được xem là năm đầy biến động khi đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hầu hết nền kinh tế trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam, không ít các công ty phải phá sản do không “đủ sức” để vực dậy. Về phần mình, Abivin bị ảnh hưởng như thế nào và bà đã làm gì để có thể vượt qua được khoảng thời gian “khủng hoảng” này?
Với tình hình dịch bệnh năm 2020, Abivin cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Sự bùng phát dịch bệnh không chỉ hạn chế hoạt động kinh doanh của chúng tôi mà còn làm chậm quá trình làm việc của chúng tôi với các đối tác. Do các khách hàng và đối tác cũng gặp nhiều khó khăn về tài chính, nên đã ảnh hưởng chung tới việc quản lý dòng tiền thu từ một số khách hàng.
Bên cạnh đó, việc đóng cửa giao thương biên giới đã khiến cho Abivin gặp khó khăn khi tiếp cận và làm việc với các đối tác quốc tế. Năm nay, hầu hết các hoạt động kinh doanh hay kết nối Abivin đều chỉ có thể tham dự từ xa qua hình thức trực tuyến. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, chúng tôi chuyển hết các cuộc họp với khách hàng, đối tác sang hình thức online. Là một công ty công nghệ, chúng tôi cũng khá dễ dàng để đảm bảo sự hiệu quả khi chuyển sang hình thức triển khai này.
- Thời gian gần đây, Chính phủ xác định chuyển đổi số là giải pháp phù hợp để khắc phục những khó khăn, gia tăng năng lực cạnh tranh trong bối cảnh dịch Covid-19 đối với ngành Logistics, nhiều chương trình toạ đàm đã diễn ra trong thời gian qua. Bà đánh giá thế nào về điều này?
Chuyển đổi số là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Chính phủ và của xã hôi. “Số hóa” là việc biến đổi các giá trị thực sang dạng số, còn "Chuyển đổi số" là khi có dữ liệu được số hoá rồi, chúng ta phải sử dụng các công nghệ như AI, Big Data... để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trị khác. Vì vậy, các doanh nghiệp logistics cần thiết phải chuyển đổi số (Digital Transformation) nhằm thay đổi sự trì trệ, tạo sự đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí logistics, tăng trưởng, có thêm khách hàng và đạt lợi nhuận tối đa vượt trội so với trước khi chuyển đổi số.
Việt Nam đang có lợi thế lớn về chuyển đổi số. Với dân số gần 100 triệu dân, Việt Nam là một thị trường rất lớn. Hơn 70% người dân sử dụng internet, thiết bị thông minh cộng với cộng đồng doanh nghiệp, công nghệ năng động và sự hỗ trợ rất lớn từ Chính phủ là những yếu tố hết sức thuận lợi, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp logistics chuyển đổi số trong giai đoạn tới.
Yếu tố cơ sở hạ tầng cũng mang lại lợi thế rất lớn cho chuyển đổi số. Việt Nam có tốc độ internet đạt mức cao trên thế giới. Những công nghệ mới như 4G và sắp tới là 5G liên tục được các nhà mạng cập nhật. Tốc độ internet cao là một yếu tố hạ tầng quan trọng để các nền tảng điện toán đám mây có thể hoạt động ổn định ở Việt Nam.
Lợi thế chuyển đổi số ở Việt Nam còn đến từ tình hình kinh tế vĩ mô. Dù Covid-19 đã mang lại thiệt hại lớn cho doanh nghiệp trong năm qua, kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng dương. Hàng loạt doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, chuyển dịch chuỗi cung ứng sang Việt Nam trong năm nay. Khối lượng hàng hóa ngày một tăng cao khiến cách hoạt động thủ công không còn hiệu quả.
Đây là động lực rất lớn để doanh nghiệp logistics Việt Nam tìm đến các giải pháp chuyển đổi số để gia tăng hiệu quả trong bối cảnh trên.
- Theo bà, đâu là nguyên do khiến ngành logistics tại Việt Nam chậm phát triển trong thời gian qua. Và bà có kiến nghị gì để thúc đẩy ngành logistics Việt Nam phát triển trong tương lai?
Hiện nay chi phí logistics của Việt Nam vẫn ở mức cao, những năm qua chi phí logistics có giảm nhưng tốc độ giảm chậm. Theo tôi có hai nguyên nhân chính, đó là cơ sở hạ tầng chưa phát triển và việc vận hành logistics còn nhiều khâu thủ công, đặc biệt ở trong khâu vận tải (chiếm phần lớn trong chi phí vận hành logistics).
Theo tôi, giải pháp để thúc đẩy ngành logistics Việt Nam là đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ hiện đại vào quy trình. Tôi nhận thấy có nhiều rào cản để các doanh nghiệp áp dụng công nghệ để tối ưu hoặc tự động hóa quá trình hoạt động.
Thứ nhất là chi phí đầu tư cho chuyển đổi số rất lớn, từ 200 triệu đồng đến hàng chục tỷ đồng cho việc triển khai các giải pháp logistics. Mà khoảng hơn 80% Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) là SMEs và khoảng 97% LSP (cung cấp dịch vụ logistics) nói chung là SMEs cho nên các doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư. Theo khảo sát năm 2018 của VLA, mức độ ứng dụng khoa học công nghệ tại Việt Nam còn chưa cao, đa phần là các giải pháp đơn lẻ.
Thứ hai là các phần mềm tiêu chuẩn quốc tế chưa ứng dụng được nhiều tại Việt Nam do ứng dụng vào hoàn cảnh thực tế hoạt động logistics ở Việt Nam. Việc lựa chọn công nghệ phù hợp với hoạt động dịch vụ của mỗi doanh nghiệp. Hiện nay, có 17 loại hình dịch vụ logistics đang được các LSP cung cấp ở mức độ khác nhau.
Thứ ba là tâm lý doanh nghiệp chưa thực sự tin tưởng (bảo mật, mức độ an toàn, khả năng thanh toán...). Cùng với đó là thói quen ngại thay đổi của lãnh đạo doanh nghiệp và nhân viên. Muốn chuyển đổi số hiệu quả, trước hết cần giải quyết nhận thức của doanh nghiệp.
- Sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định RCEP, các doanh nghiệp logistics đang kinh doanh tại Việt Nam sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước khác trên thế giới. Vậy đâu là những thách thức và cơ hội, thưa bà?
Đối với ngành logistics Việt Nam, hiệp định RCEP sẽ thúc đẩy nhu cầu vận tải giữa các nước ký kết, kéo theo sự tăng lên về các dịch vụ cảng biển, kho bãi và vận chuyển trong và ngoài nước. Đây là cũng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, chế tạo giải quyết bài toán đầu ra sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Hiệp định RCEP khi được 15 thành viên thực thi sẽ tạo nên một thị trường lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới với GDP 26,2 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới.
Không những thế, trước tình hình thế giới đầy biến động gây ra những xáo trộn về chuỗi cung ứng trong những năm gần đây, việc hình thành một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới theo Hiệp định RCEP sẽ tạo ra một thị trường xuất khẩu ổn định dài hạn cho Việt Nam, qua đó góp phần thực hiện chính sách xây dựng nền sản xuất định hướng xuất khẩu của Việt Nam.
- Về phía công ty của mình, bà sẽ “chèo lái con thuyền” như thế nào để có thể tận dụng được cơ hội này?
Để có thể tận dụng tốt cơ hội này, Abivin sẽ dành thời gian tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về nội dung hiệp định. Bên cạnh đó, Abivin cũng liên tục cập nhật và cải tiến các tính năng sản phẩm để giúp các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất, phân phối, bán lẻ, các mặt hàng sản phẩm đông lạnh,... quản lý vận tải hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu khắt khe về hàng hoá và xuất khẩu của hiệp định.
Một trong những yêu cầu quan trọng của hàng hóa thực phẩm xuất khẩu là sự minh bạch của nguồn gốc sản phẩm. Abivin tin rằng sản phẩm của Abivin có thể hỗ trợ một phần trong khía cạnh này. Với khả năng theo dõi hàng hóa trong quá trình lưu kho và vận chuyển, Abivin có thể giúp doanh nghiệp tăng tính minh bạch trong chuỗi cung ứng, qua đó đảm bảo nguồn gốc sản phẩm luôn rõ ràng để phù hợp với yêu cầu nhập khẩu khắt khe.
- Bà đánh giá thế nào về tương lai của ngành logistics tại Việt Nam trong năm 2021?
Theo báo cáo về ngành logistics Việt Nam 2020 của Bộ Công Thương, lĩnh vực logistics toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19. Thực tế, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và tầng lớp trung lưu gia tăng là một trong những động lực lớn nhất cho tăng trưởng ngành logistics.
Khi thị trường bắt đầu trưởng thành, mức độ cần thiết về logistics để phục vụ dân cư sẽ tăng lên, dẫn đến yêu cầu cao hơn về không gian cũng như dịch vụ logistics. Bên cạnh đó, thương mại điện tử cũng là một động lực lớn cho logistics. Việt Nam hiện là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á.
Trong những năm gần đây, chuỗi cung ứng ngày càng tập trung phục vụ người tiêu dùng. Tốc độ giao hàng đã luôn là một trong những yếu tố chính trong quyết định mua hàng. Các chiến lược giao hàng chặng cuối thành công sẽ cần các giải pháp sáng tạo, quy trình hiện đại, chuyển đổi kỹ thuật số và công nghệ mới nhất. Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu tăng trưởng trong tương lai, ngành logistics Việt Nam sẽ còn phải vượt qua nhiều thách thức.
Trước hết, để logistics Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn và thậm chí vượt trước các nước khác, ta cần tiếp tục duy trì mức đầu tư hợp lý vào cơ sở hạ tầng, chú trọng vào việc phát triển cả hệ thống đường cao tốc và mạng lưới tiện ích.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chú trọng giản lược sự phức tạp trong quy trình, áp dụng khoa học công nghệ để hỗ trợ hoạt động hiệu quả hơn, tối ưu tài sản, và tăng tính kết nối giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng.
Xem thêm: Chuyển đổi số trong ngành logistics: Cơ hội chuyển mình với ‘siêu cảng’ đầu tiên
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.