Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Trong một tuyên bố vào cuối tuần qua, phía Bắc Kinh đã cảnh báo rằng các sản phẩm Micron đang được bán trong nước đem lại rủi ro an ninh mạng tương đối nghiêm trọng. Vì thế, Chính phủ nước này đã đề nghị các nhà khai thác cơ sở hạ tầng tuyệt đối không nhập và sử dụng hàng hoá của công ty này.
"Các sản phẩm từ Micron Technology có thể xâm nhập vào hàng rào bảo mật, gây ảnh hưởng tới cơ sở thông tin hạ tầng quan trọng của chúng tôi”, Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) nhận định.
Kết quả được đưa ra sau hơn một tháng kể từ ngày Trung Quốc công khai điều tra các sản phẩm nhập khẩu từ nhà sản xuất chip bộ nhớ lớn nhất nhì nước Mỹ.
Tuy nhiên, phía Trung Quốc không nêu chi tiết các rủi ro bảo mật mà Micron phạm phải cũng như không đề cập cụ thể các sản phẩm Micron bị cấm.
Cũng trong tuyên bố ngày 21/5, Cơ quan mạng Trung Quốc bày tỏ: “Trung Quốc vẫn rất hoan nghênh các sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp, miễn là phải tuân thủ theo đúng pháp luật và quy định trong nước. Việc điều tra các sản phẩm của Micron là một biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia”.
Ảnh hưởng bởi công bố từ Trung Quốc, cổ phiếu các doanh nghiệp đối thủ trong ngành của Micron như Samsung Electronics và SK Hynix đã đồng loạt tăng tại Seoul. Các cổ phiếu mảng kinh doanh sản xuất chip của Trung Quốc, bao gồm nhiều công ty đầu ngành như Semiconductor Manufacturing International Corp. và Hua Hong Semiconductor Ltd. Ghi nhận tăng hơn 3% tại Hong Kong.
Động thái này khiến các nhà sản xuất chip khác của Mỹ đang xuất khẩu hàng cho Trung Quốc, thị trường bán dẫn lớn nhất thế giới, cảm thấy vô cùng hoang mang. Bởi lẽ, hàng loạt các doanh nghiệp chip hàng đầu tại Mỹ như Qualcomm, Broadcom, Interl Corp đã và đang cung cấp hàng tỷ con chip cho quốc gia này.
Đặc biệt, nhiều chuyên gia cho rằng người mua tại Trung Quốc sẽ quyết định chọn lựa an toàn sau cảnh báo từ Bắc Kinh. Họ sẽ tránh xa tất cả các sản phẩm có xuất sứ tại Mỹ và chuyển hướng kinh doanh sang các đối tác như Samsung, Hynix…, vốn là các doanh nghiệp Hàn Quốc cạnh tranh trực tiếp với Micron.
Theo đánh giá dựa trên dữ liệu của Bloomberg, nhiều nhà sản xuất chất bán dẫn tại Mỹ đang phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Các doanh nghiệp Qualcomm, Broadcom, Intel Corp… đều có phần trăm doanh thu từ Trung Quốc lần lượt lên tới 64%, 35% và 27%.
Được biết, Micron là nhà sản xuất bộ nhớ có trụ sở tại Mỹ. Phần lớn các sản phẩm của công ty đều được sản xuất theo tiêu chuẩn công nghiệp. Đặc biệt, chip bộ nhớ của Micron còn có thể dễ dàng hoán đổi với sản phẩm của các nhà sản xuất đối thủ như Samsung và Hynix mà không làm giảm hiệu năng của thiết bị.
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp cho thấy, Micron thu được gần 11% doanh thu từ Trung Quốc trong năm vừa qua, Mặc dù con số này vẫn còn thấp so với nhiều công ty công nghệ khác, song, phần lớn hoạt động sản xuất thiết bị điện tử của thế giới đều kết nối đến các nhà máy Trung Quốc. Do đó, công bố vừa qua của Trung Quốc sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến các mối quan hệ khách hàng khác của Micron.
Hiện nay, hầu hết các chip bộ nhớ của Micron được bày bán ở Trung Quốc đa phần đều được sử dụng trong các thiết bị điện tử tiêu dùng như điện thoại thông minh hoặc máy tính xách tay.
Bộ Thương mại Mỹ cho rằng các kết luận của Trung Quốc là “không có cơ sở thực tế”. Hành động của Bắc Kinh cũng đang bị một số nhà lập pháp lên án.
Lý do được cho là bởi chip bộ nhớ thông thường ít khi được coi là rủi ro an ninh mạng, vì chúng không yêu cầu bất kỳ phần mềm hay mã chạy cụ thể nào. Sản phẩm chủ yếu được sử dụng để lưu trữ dữ liệu và càng không phải là phương tiện các tin tặc chọn để tấn công.
Ông Holden Triplett, người sáng lập Công ty Tư vấn Rủi ro Trenchcoat Advisors và là cựu quan chức của FBI tại Bắc Kinh, chia sẻ: “Quyết định này của CAC có thể hiểu đơn giản là một sự trả đũa đối với các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chất bán dẫn từ Mỹ”.
Ông Raja Krishnamoorthi, một thành viên Hạ viện Mỹ, cho biết việc kinh doanh tại Trung Quốc đang trở nên khó khăn hơn mỗi ngày: “Mọi doanh nghiệp trên khắp nước Mỹ đều đang đặt câu hỏi: liệu rằng họ có nên đầu tư vào Trung Quốc, hay nên tập trung tài sản đầu tư vào các đối tác của Mỹ?”
Ông cùng nhận định rằng các hành động của Trung Quốc đang khiến lựa chọn trở nên dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp Mỹ.
Lĩnh vực công nghệ vốn được biết tới như một một “điểm nóng” trong căng thẳng xảy ra giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tháng 12/2022, Nhà Trắng đã đưa doanh nghiệp sản xuất bộ nhớ được hậu thuẫn bởi nhà nước Trung Quốc, Công ty Yangtze Memory Technologies, vào danh sách đen. Sau đó, Mỹ đã từng bước hạn chế sự tiếp cận của Trung Quốc với ngành công nghiệp chip bằng cách kêu gọi Hà Lan và Nhật Bản hạn chế xuất khẩu các loại máy móc, thiết bị sản xuất chip cho Trung Quốc. |
Xem thêm >> Trung Quốc điều tra 'gã khổng lồ' chip Micron: Một mũi tên trúng hai đích?
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.