Tài chính quốc tế

Cuộc chiến giá dầu: Nga và Arab Saudi không còn ‘nắm đằng chuôi’

(VNF) - Các nhà đầu cơ và nhà đầu tư thời gian gần đây dường như ngày càng phớt lờ những tác động lên giá dầu từ Arab Saudi và Nga, hai nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới sau Mỹ.

Cuộc chiến giá dầu: Nga và Arab Saudi không còn ‘nắm đằng chuôi’

Arab Saudi và Nga dường như đã thua trong cuộc chiến quyết định giá dầu toàn cầu.

Mỹ hiện đang sản xuất hơn 13 triệu thùng dầu mỗi ngày, nhiều hơn 1 triệu thùng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó Arab Saudi sản xuất khoảng 10 triệu thùng/ngày và Nga ở mức 9 triệu thùng/ngày.

Điểm mấu chốt ở chỗ Arab Saudi và Nga dường như đã thua trong cuộc chiến quyết định giá dầu toàn cầu. Các nhà kinh doanh dầu mỏ nhận ra rằng hai nước hiện là người chấp nhận giá chứ không phải người ấn định giá.

Nga kỳ vọng rất lớn vào nguồn thu từ xuất khẩu năng lượng để tiếp tục duy trì chiến sự tại Ukraine trong khi vẫn giữ cho đời sống người dân được đảm bảo trong bối cảnh nền kinh tế nước này bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Theo nhận định của các chuyên gia dầu mỏ, Nga phải bỏ ra hơn 36 USD/thùng dầu bán ra để trốn tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây và thu về dưới 46 USD một thùng. Arab Saudi cũng phải đối mặt với những thách thức tài chính và cần dầu bán ra với giá ít nhất 88 USD/thùng để cân bằng ngân sách và phục vụ chương trình đa dạng hóa nền kinh tế.

Theo các chuyên gia, giá dầu toàn cầu vào năm 2024 sẽ được xác định bởi nguồn cung mới ở Tây bán cầu và vận mệnh kinh tế của Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc đang mắc kẹt trong “bẫy thu nhập trung bình”, thêm vào đó hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm trong 6 tháng liên tiếp cũng khiến tốc độ tăng trưởng và nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc đang chậm lại đáng kể.

Bẫy thu nhập trung bình là khái niệm được dùng để chỉ những quốc gia có thời gian tăng trưởng nhanh và sớm nhanh chóng đạt tới ngưỡng thu nhập trung bình nhưng đáng tiếc, sau đó thất bại trong vượt qua ngưỡng thu nhập trung bình để tiến lên trở thành các nền kinh tế thu nhập cao.

Cũng theo các chuyên gia, nguồn cung dầu mới từ Mỹ, Canada, Guyana và Brazil sẽ khiến giá dầu toàn cầu giảm trong suốt năm 2024.

Nhờ những tiến bộ công nghệ, sản lượng dầu của Mỹ luôn tăng trưởng đáng ngạc nhiên. Kể từ năm 2014, sản lượng trên mỗi foot giàn khoan đã tăng 200%, trong đó tăng mạnh nhất từ năm 2020 đến nay.

Canada cũng dự kiến ​​sẽ tăng sản lượng lên tới 500.000 thùng/ngày vào năm 2024. Sản lượng từ Guyana đang tăng đáng kể. Chỉ cách đây vài năm, Guyana không sản xuất được dầu mỏ. Đến năm 2027, sản lượng của Guyana dự kiến sẽ đạt 700.000 thùng /ngày.

Brazil cũng đang tăng cường sản xuất. Sản lượng hàng ngày của nước này lên tới 2,7 triệu thùng/ngày và sẽ tăng hơn nữa vào năm 2024.

Sản lượng từ cả Guyana và Brazil được kỳ vọng sẽ tăng 400.000 thùng/ngày vào năm 2024. Theo dự đoán một cách thận trọng của các chuyên gia, sản lượng dầu thô của các nước ngoài OPEC vào năm 2024 sẽ tăng hơn 1,4 triệu thùng/ngày. Trong khi nhu cầu dầu toàn cầu được dự đoán chỉ tăng 1 triệu thùng/ngày.

Quan trọng nhất, khi giá dầu tăng, sản lượng của Mỹ sẽ tăng. Và khi giá tăng, nhu cầu sẽ giảm. Theo các chuyên gia, thị trường, chứ không phải Arab Saudi và Nga, quyết định giá dầu.

Xem thêm >> Thừa nhận trần giá dầu ‘vô dụng’ với Nga, phương Tây không thể ngồi yên

Từ khoá: giá dầu, OPEC, Arab Saudi,
Tin mới lên