Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Như đã thông tin, ngày 6/10 vừa qua, liên doanh nhà đầu tư gồm Tập đoàn BRG (Việt Nam) và Tập đoàn Sumitomo Corporation (Nhật Bản) chính thức công bố và động thổ dự án thành phố thông minh tại xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.
Dự án được lập dựa trên quy hoạch đô thị thông minh dọc trục Nhật Tân – Nội Bài, chiều dài khoảng hơn 11km, từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài. Với tổng mức đầu tư 4,138 tỷ USD, đây hiện là một trong những dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.
Cũng trên tuyến đường này còn có hai dự án trọng điểm khác là Công viên giải trí Kim Quy do tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư và Trung tâm triển lãm quốc gia do Vingroup phát triển.
Trả lời câu hỏi của VietnamFinance về những tác động của dự án này đến giá đất khu vực Đông Anh, ông Nguyễn Văn Đính cho biết đối với khu vực Đông Anh, Chính phủ và TP. Hà Nội đã có chủ trương phát triển thành khu đô thị đối trọng với đô thị cũ là các quận trong trung tâm Hà Nội để làm giảm tải áp lực về hạ tầng và dân số của khu vực trung tâm hiện nay.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam
"Cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới, chúng ta phải tìm những vùng mới để phát triển những đô thị đối trọng, tạo ra đô thị mới, tạo ra dân cư mới, việc làm mới, đặc biệt với Đông Anh thì chủ trương là phát triển thành phố thông minh là theo xu hướng của thế giới hiện nay", ông Đính nói.
Cũng theo Phó tổng thư ký VnREA, hiện nay khu vực Đông Anh đang tập trung khá nhiều nhà phát triển bất động sản có tên tuổi như Sun Group, Vingroup, FLC, BRG... Tuy nhiên phần lớn dự án ở đây mới đang ở giai đoạn lập quy hoạch, nghiên cứu, trình duyệt, có dự án bắt đầu giải phóng mặt bằng.
Thông tin liên doanh nhà đầu tư gồm Tập đoàn BRG (Việt Nam) và Tập đoàn Sumitomo Corporation (Nhật Bản) động thổ dự án thành phố thông minh với tổng mức đầu tư 4,138 tỷ USD - theo ông Đính - "đương nhiên sẽ làm cho thị trường bất động sản ở khu vực Đông Anh có xu hướng tăng giá".
"Tăng giá ở đây là tăng giá đất đai xung quanh dự án này, chứ không phải là tăng trên toàn bộ khu vực bởi các dự án khác chưa hề có động thái khởi công", ông Đính nói.
Cũng theo nhận định của ông Đính, việc tăng giá đất ở khu vực Đông Anh là có, tuy nhiên không nhiều bởi giá của khu vực này hiện nay đã được đẩy lên ngưỡng rất cao, thậm chí cao hơn nhiều so với giá trị thật.
"Trong làng, trong xã, có những nơi giá đất lên tới 20 - 30 triệu/m2 đất, giá này là giá ảo, bất hợp lý và nó sẽ không kích thích được các nhà đầu tư, trừ các đối tượng đầu cơ, lướt sóng kiếm tiền. Thực tế thống kê cũng cho thấy không có giao dịch tại các khu vực này dù được quảng cáo rất nhiều", ông Đính cho biết.
Thực tế trước đây, sau khi có thông tin Đông Anh sẽ trở thành một trong 4 huyện ngoại thành Hà Nội được nâng cấp lên quận vào năm 2020, giá đất tại khu vực này cũng đã được đẩy lên rất cao. Đặc biệt tại khu vực quanh dự án thành phố thông minh thì giá bán càng đắt đỏ.
Khảo sát trên website chuyên mua bán bất động sản cho thấy có vô số tin rao bất động sản khu vực xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc, Kim Nỗ… gắn với lời quảng cáo liên quan tới dự án thành phố thông minh tỷ USD.
Trong một mẩu tin rao bán lô đất 108m2 tại thôn Đồng Nhân, xã Hải Bối, huyện Đông Anh, người bán giới thiệu tiếp giáp dự án thành phố thông minh của Tập đoàn BRG với đối tác Nhật, giá bán 65 triệu đồng/m2.
Một miếng đất khác có diện tích 80m2 cũng được rao với giá 60 triệu đồng/m2. Lô đất này cũng được giới thiệu có vị trí cách dự án đô thị thông minh của BRG và đối tác Nhật Bản một con đường rộng 30m...
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.