Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa phê duyệt kết quả sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư dự án khu đô thị mới Nam Vũng Tàu.
Theo kết quả được duyệt, liên danh Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, HoSE: SGT) - Công ty Cổ phần Xây dựng Sài Gòn (SCC) - Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc (Kinh Bắc City, HoSE: KBC) là nhà đầu tư trúng sơ tuyển thực hiện dự án.
Dự án khu đô thị mới Nam Vũng Tàu có diện tích 69,46ha, tổng mức đầu tư dự kiến 4.620 tỷ đồng. Dự án sẽ được thực hiện tại phường 10 và phường 11, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Dự án được quy hoạch xây dựng khu nhà ở liền kề, biệt thự, chung cư để bán, trung tâm thương mại, đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu ở của người dân khu vực.
Trước đây, dự án khu đô thị mới Nam Vũng Tàu có tên là khu đô thị mới Dầu khí Vũng Tàu, từng được giao cho Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng và đô thị dầu khí (Petroland).
Dự án dự kiến khởi công năm 2010, hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2013. Tuy nhiên Petroland không triển khai, bỏ hoang nhiều năm nên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hồi dự án.
Vào tháng 6/2019, Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết sau khi thu hồi, dự án khu đô thị mới Dầu khí Vũng Tàu vẫn giữ nguyên quy hoạch và đang kêu gọi nhà đầu tư mới.
Đến đầu năm 2020, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có văn bản chấp thuận chủ trương đổi tên dự án khu đô thị mới Dầu khí Vũng Tàu thành khu đô thị mới Nam Vũng Tàu. Tên chính thức của dự án sẽ được chuẩn xác sau khi nhà đầu tư dự án được lựa chọn.
Trong liên danh trên, Saigontel và KBC đều do ông Đặng Thành Tâm (sinh năm 1964, quê Hải Phòng) làm chủ tịch HĐQT.
Cụ thể, KBC được thành lập vào năm 2002 có địa tại lô B7, khu công nghiệp Quế Võ, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
KBC hiện có tổng cộng 11 công ty con, đều hoạt động liên quan đến bất động sản, chủ yếu là các chủ đầu tư khu công nghiệp.
Doanh nghiệp này đã tạo lập một quỹ đất khu công nghiệp là 5.278ha, chiếm gần 5,5% diện tích đất khu công nghiệp của cả nước. Mỗi khu công nghiệp của KBC có quy mô trung bình trên 200ha, trong đó 2 khu công nghiệp thuộc khu kinh tế là khu công nghiệp Tràng Duệ - Hải Phòng, khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây.
Trong số các công ty con, KBC nắm 100% vốn tại 5 công ty. Đó là Công ty TNHH MTV Phát triển Đô thị Tràng Cát, Công ty TNHH MTV Đầu tư NGD, Công ty TNHH MTV Kinh doanh văn phòng và nhà xưởng Kinh Bắc, Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh Bắc - Đà Nẵng và Công ty TNHH Phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp Tân Tập.
Theo báo cáo tài chính bán niên của KBC, doanh thu 6 tháng vẫn giữ nguyên ở mức 727 tỷ đồng, tương ứng lợi nhuận sau thuế 105 tỷ đồng.
Ngược lại, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ tăng lên 50,8 tỷ đồng, chỉ giảm 8% so với tự lập, thay vì giảm 73% trong thông báo trước đó. Theo đó, lợi nhuận sau thuế cổ đông không kiểm soát giảm từ 90 tỷ đồng xuống còn 54 tỷ đồng.
Tính tới cuối quý II/2020, tổng tài sản KBC đạt 18.205 tỷ đồng, trong đó số dư tiền và tương đương 416 tỷ đồng. KBC đã đầu tư ngắn hạn vào Công ty TNHH MTV Khách sạn Hoa Sen trong nửa đầu năm nay với giá trị ghi sổ hơn 1.850 tỷ đồng.
KBC hiện có khoản phải thu ngắn hạn 5.450 tỷ đồng, giá trị hàng tồn kho hơn 7.655 tỷ đồng. Phải trả các bên liên quan lên tới hơn 2.000 tỷ đồng.
Năm 2020, KBC đặt ra 2 kế hoạch kinh doanh, trong đó phương án khả quan là dự kiến tổng doanh thu hợp nhất đạt 3.200 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất dự kiến đạt 816 tỷ đồng. Đối với phương án tích cực với tổng doanh thu thuần dự kiến đạt 3.600 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 1.000 tỷ đồng.
Còn Saigontel cũng được thành lập năm 2002 và là doanh nghiệp chuyên kinh doanh trong lĩnh vực hạ tầng viễn thông, đây được xem là lĩnh vực cốt lõi của doanh nghiệp này.
Saigontel là thành viên của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI) và cũng là doanh nghiệp gắn với tên tuổi của ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT kiêm cổ đông lớn nhất sở hữu trực tiếp 23,69% vốn.
Ngoài ra, ông Tâm còn là cổ đông của Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (mã ITA) khi sở hữu hơn 29 triệu cổ phiếu tương ứng tỷ lệ 3,1%.
Tân Tạo là công ty của bà Đặng Thị Hoàng Yến, chị gái ông Tâm và cũng là người đang nắm giữ 5,79% cổ phần của công ty.
Bà Đặng Thị Hoàng Phượng (sinh năm 1969) là em gái ông Đặng Thành Tâm. Tốt nghiệp tại Đại học Kinh Tế TP. HCM, bà Phượng từng làm việc tại các công ty nước ngoài trước khi thành lập và phát triển SCC.
Là người sáng lập SCC vào năm 1999, đến nay SCC đã vươn lên mạnh mẽ và liên tục mở rộng đa dạng các lĩnh vực kinh doanh bất động sản như xây dựng, thiết kế và cho thuê nhà xưởng công nghiệp.
Một số dự án nổi bật của SCC có thể kể đến như khu du lịch nghỉ dưỡng Hàm Tân - Bình Thuận được hình thành năm 2002 với quy mô 183 ha tại Lagi, Bình Thuận; dự án Saigon SunBay, công trình lớn nhất Việt Nam sử dụng công nghệ thi công lấn biển vào năm 2007; dự án The Song tại thành phố Đà Nẵng năm 2012; dự án khách sạn 4 sao Fleur De Lys được động thổ vào năm 2016 với quy mô 20.655 m2 sàn xây dựng, 17 tầng và 200 phòng; khai sinh khu đô thị PhoDong Village năm 2014 và ra mắt khu biệt thự compound cao cấp Sol Villas năm 2018.
Bên cạnh đó, sự phát triển của SCC còn được đánh dấu bởi sự ra đời của các công ty thành viên như: Công ty Cổ phần Sản xuất – Thương mại Sài Gòn (SMC) năm 2002; Công ty Cổ phần Xây dựng Sài Gòn Kinh Bắc (SKB) tại KCN Quế Võ tỉnh Bắc Ninh năm 2003; Công ty Cổ phần Khoáng sản Sài Gòn (SQC) tại tỉnh Bình Định năm 2006; Công ty Cổ phần Dịch vụ trực tuyến cộng đồng Việt (VietUnion) năm 2008; Công ty Cổ phần Cuộc sống Bạch Kim (PLC) năm 2012; và Công ty Cổ phần Đầu tư SCC (SCCI) ra đời năm 2017.
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.