'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có văn bản chấp thuận chủ trương đổi tên dự án khu đô thị mới Dầu khí Vũng Tàu thành khu đô thị mới Nam Vũng Tàu. Tên chính thức của dự án sẽ được chuẩn xác sau khi nhà đầu tư dự án được lựa chọn.
Lãnh đạo tỉnh giao UBND TP. Vũng Tàu cập nhật tên dự án vào quy hoạch phân khu; cập nhật tên nhà đầu tư dự án sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
Theo tìm hiểu, năm 2009, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chấp thuận cho Petroland đầu tư xây dựng dự án khu đô thị mới Dầu khí Vũng Tàu (tiền thân là khu dân cư bắc sân bay - TP. Vũng Tàu) với diện tích 694.600m2 tại Quốc lộ 51B, phường 10-11, TP. Vũng Tàu. Sau đó (từ 2009 - 2011), Petroland chi 115,74 tỷ đồng mua 13 thửa đất với diện tích 54.628,8m2 (thuộc dự án trên) để triển khai dự án.
Chi phí đầu tư vào dự án lên đến 155,74 tỷ đồng, với tổng mức đầu tư dự kiến 3.034 tỷ đồng.
Mặc dù đã chi hàng chục tỷ đồng thực hiện một số hợp đồng tư vấn, chi phí quản lý dự án để phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư dự án nhưng kể từ năm 2009, Petroland lại không tổ chức triển khai dự án, bỏ hoang nên năm 2016 bị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thu hồi chủ trương đầu tư dự án và đền bù hơn 5ha cho doanh nghiệp.
Tháng 4/2018, Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí VN (PVC) lập tổ công tác rà soát, kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn của PVC tại Petroland. Kết quả, PVC phát hiện năm 2017, Petroland đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại dự án khu đô thị mới Dầu khí Vũng Tàu trong khi đã bị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thu hồi dự án.
Theo tổ công tác, thương vụ chuyển nhượng bất động sản này, người đại diện phần vốn của PVC tại Petroland vi phạm quy chế quản lý nội bộ không xin ý kiến PVC khi thực hiện chuyển nhượng và dẫn chứng: “Vì theo quyết định của HĐQT PVC về phê và ban hành quy chế quản lý vốn của PVC vào doanh nghiệp khác, quy định: nghĩa vụ của người đại diện phần vốn phải gửi báo cáo và xin ý kiến đề xuất kèm theo các tài liệu liên quan về PVC chậm nhất là 10 ngày làm việc trước khi công ty tổ chức đại hội, họp để quyết, thông qua quyết định việc bán tài sản của PVC”.
Petroland là đơn vị có phần vốn góp của nhà nước (tương ứng hơn 450 tỷ đồng, chiếm 45,01% vốn điều lệ Petroland) nên buộc phải tuân thủ quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014, Nghị định 91/2015 về phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần.
Theo luật Đấu giá tài sản năm 2016, tài sản nhà nước theo quy định của luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước khi bán phải thông qua đấu giá. Vậy quyền sử dụng đất tại dự án khu đô thị mới Dầu khí Vũng Tàu tại thời điểm năm 2017 được xem là tài sản phần vốn nhà nước nên khi chuyển nhượng bắt buộc thông qua đấu giá tài sản.
Tuy nhiên, Petroland chỉ căn cứ vào chứng thư thẩm định giá từ 2,2 - 2,84 triệu đồng/m2 (tùy theo thửa đất) của Công ty Cổ phần thẩm định V.T phát hành ngày 1/3/2017, để làm cơ sở đàm phán, thương lượng, ký hợp đồng chuyển nhượng cho Công ty Cổ phần thương mại và du lịch Vũng Tàu - Sài Gòn (viết tắt Công ty Vũng Tàu - Sài Gòn) mà không thông qua thủ tục bán đấu giá tài sản là vi phạm quy định pháp luật, không đảm bảo tính “công khai, minh bạch” trong việc sử dụng vốn nhà nước.
Cụ thể, ngày 22/9/2017, Petroland đã ký hợp đồng chuyển nhượng 33.951m2 (đất nông nghiệp, được phép chuyển sang đất ở) cho Công ty Vũng Tàu - Sài Gòn và một cá nhân với số tiền gần 100 tỷ đồng (bán với giá trung bình từ 2,2 - 2,85 triệu đồng/m2), trong đó Công ty Vũng Tàu - Sài Gòn được chuyển nhượng 28.586m2.
Đáng nói, Petroland đã dựa vào chứng thư thẩm định giá quá hạn giá trị sử dụng (giá trị sử dụng trong 6 tháng) chuyển nhượng 28.586m2 của dự án với giá 2,85 triệu đồng/m2 cho Công ty Vũng Tàu - Sài Gòn.
Petroland cho biết do áp lực nợ vay nên doanh nghiệp đã thực hiện bán khoảng 3,3ha đất mặt tiền không qua đấu giá với giá khoảng 2,8 triệu/m2.
Ban lãnh đạo Petroland nhận định, đối với phần diện tích còn lại, công ty đang gặp khó khăn khi chủ yếu là đất rừng. Hiện Petroland vẫn chưa sang tên đất tại các thửa đất lâm nghiệp cũng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác thoái vốn tại dự án này.
Để thực hiện, Petroland phải bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh và thực hiện các thủ tục pháp lý khác mới có thể tiến hành việc chuyển nhượng. Việc vướng mắc này có thể làm mất cơ hội thoái vốn với giá kỳ vọng của Petroland, do thời điểm đó thị trường bất động sản Vũng Tàu tăng trưởng mạnh.
Vào tháng 6/2019, Sở Xây dựng tỉnh cho biết sau khi thu hồi, dự án khu đô thị mới Dầu khí Vũng Tàu vẫn giữ nguyên quy hoạch và đang kêu gọi nhà đầu tư mới.
Được biết, ngoài dự án khu đô thị mới Dầu khí, Petroland cũng dính lùm xùm tại nhiều dự án khác như: Petroland Tower, Petroland quận 2, TP. HCM; dự án chung cư Thăng Long; INT Nha Trang.
Liên quan đến sai phạm trên, ngày 2/10/2019, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Bùi Minh Chính, nguyên Giám đốc Petroland, Chủ tịch HĐQT để điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Kết quả điều tra xác định, từ năm 2012 - 2018, ông Bùi Minh Chính với vai trò giám đốc Petroland đã ký hàng chục hợp đồng chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất của tòa nhà Petroland Tower tại địa chỉ số 12 Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, TP. HCM với ưu đãi về phí dịch vụ, trong đó một số hợp đồng được miễn phí luôn tiền điện, chỗ đậu xe... dẫn đến Petroland thua lỗ gần 100 tỷ đồng.
Ngoài ra, qua rà soát cơ quan điều tra còn phát hiện nhiều hợp đồng kinh tế gây thiệt hại cho Petroland liên quan đến ông Chính.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.