'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 13/4, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã tổ chức lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm 2024, với 169 đề cử từ 117 doanh nghiệp được vinh danh.
Trong số này, có 3 đề cử xuất sắc về chuyển đổi số Chính phủ, chính quyền; 13 đề cử xuất sắc giúp cải thiện, nâng cao văn hóa, chất lượng cuộc sống của cộng đồng; 30 đề cử thúc đẩy thị trường, tiêu dùng; 28 giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp, tổ chức; 17 đề cử hỗ trợ các ngành kinh tế, doanh nghiệp lớn; 22 nền tảng, hạ tầng công nghệ xuất sắc; 23 dịch vụ số xuất sắc và 33 sản phẩm, dự án đổi mới sáng tạo tiêu biểu.
Đáng chú ý, giải thưởng Sao Khuê 2024 có 8 nền tảng, giải pháp AI chuyên biệt, nhưng theo thống kê có đến hơn 90% các sản phẩm, dịch vụ đã được tích hợp các ứng dụng AI để hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, người dân.
Các ngành, các lĩnh vực đang thực hiện số hóa rất nhanh và mạnh mẽ. Dữ liệu lớn đang được tạo ra ngày càng nhanh và nhiều. Đây là một trong những điều kiện rất tốt cho nghiên cứu, ứng dụng và phát triển của AI.
Tại lễ trao giải, ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA đánh giá yoàn thế giới đang chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Chính phủ Việt Nam đã xác định chuyển đổi số, tăng trưởng xanh là một trong hai yếu tố cốt lõi của quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Trong sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, Việt Nam là quốc gia được chọn cho chiến lược phát triển sắp tới với ưu thế lớn về nhân lực và địa chính trị. Những doanh nghiệp công nghệ số đang đứng trước những cơ hội rất lớn, và cũng đang cần những nỗ lực sáng tạo rất lớn, tinh thần, và quyết tâm lớn hơn nữa.
"Tôi kỳ vọng Sao Khuê những năm tới, sẽ được thấy những nền tảng, dịch vụ, giải pháp xuất sắc về Bán dẫn, Chuyển đổi số - xanh, tạo ra một kỳ tích phát triển mới của ngành, góp phần tạo ra kỳ tích tăng trưởng mới cho Việt Nam", ông Khoa nói.
Về phía Bộ Thông tin và Truyền thông, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương đánh giá ngành công nghiệp ICT thời gian tới sẽ tiếp tục có những chuyển dịch mạnh mẽ. Do đó, định hướng của Bộ trong năm 2024 là: “Phổ cập hạ tầng số, sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”.
Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho biết cơ quan này xác định trí tuệ nhân tạo (AI) là công nghệ quan trọng nhất giai đoạn hiện nay. Do đó, trong năm 2024, ngành Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục thúc đẩy, phát triển ứng dụng AI, nhất là AI hẹp, tạo ra những ứng dụng AI trong từng lĩnh vực công nghiệp, cung cấp và phổ cập ứng dụng AI.
Được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024 cho sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, công nghệ thông tin Việt Nam, sản phẩm hệ thống điều hành sản xuất MES-X của VTI Solutions được đánh giá là "luồng gió mới" tại giải thưởng năm nay.
Trao đổi với VietnamFinance, ông Phạm Thanh Hà, Giám đốc VTI Solutions đánh giá xu hướng chuyển đổi số hiện đang phát triển mạnh mẽ và doanh nghiệp muốn tồn tại thì không thể đứng ngoài xu hướng này, đặc biệt là việc ứng dụng các công nghệ mới như AI hay IoT trong sản xuất.
Theo ông Hà, các lãnh đạo của doanh nghiệp Việt Nam rất quan tâm và quyết liệt trong việc chuyển đổi số nhờ những lợi ích mà nó mang lại. Các doanh nghiệp dành khá nhiều nguồn lực, thậm chí có những doanh nghiệp sẵn sàng dành từ 5 – 10% tổng doanh thu cho việc chuyển đổi số.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp nhìn chung vẫn còn nhiều thách thức. Theo ông Hà, thức lớn nhất chính là việc ít có doanh nghiệp đưa ra chiến lược tổng thể trong việc chuyển đổi số, các doanh nghiệp thường có xu hướng chuyển đổi từng nhóm nhỏ, đến khi tích hợp hoặc liên kết các hệ thống lại với nhau thì thường gặp khó khăn, thậm chí tốn thêm nhiều chi phí hơn nữa.
Bên cạnh đó, phần lớn nền công nghiệp sản xuất của Việt Nam đều dựa vào nguồn nhân công giá rẻ. Điều này dẫn tới việc tiếp khi doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số thì các lao động tiếp cận các công nghệ mới gặp nhiều hạn chế. Việc nhân sự không thể sử dụng được công nghệ đồng nghĩa việc chuyển đổi số thất bại.
"Đây là thách thức lớn nhất và là khó khăn chung của phần lớn doanh nghiệp Việt Nam và cả các doanh nghiệp trên thế giới khi chuyển đổi số", ông Phạm Thanh Hà nhấn mạnh.
Theo báo cáo thường niên chuyển đổi số doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), 48,8% doanh nghiệp đã từng sử dụng một số giải pháp chuyển đổi số nhưng hiện tại không còn sử dụng do giải pháp chưa phù hợp.
Không những vậy, chỉ có 6,2% doanh nghiệp đã hoàn thành xác định mục tiêu chuyển đổi số và chỉ 7,6% đã từng bước xây dựng kế hoạch trong ngắn và dài hạn để chuyển đổi số.
Ngoài ra, hầu hết doanh nghiệp được khảo sát thực hiện chuyển đổi số mang tính khá rời rạc, nhằm quản lý từng chức năng hoạt động riêng rẽ mà thiếu đi sự kết nối mang tính đồng bộ.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.