Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Những mùa lễ hội pháo hoa quốc tế trước đây thường là thời điểm sôi động của thị trường bất động sản Đà Nẵng khi nhiều nhà đầu tư đổ về "săn" đất. Tuy nhiên, trái ngược với kỳ vọng, lễ hội pháo hoa quốc tế năm nay không thể làm ấm thị trường bất động sản Đà Nẵng, vốn đang chìm trong khó khăn.
Khảo sát tại một số khu vực ở Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn của VietnamFinance cho thấy các văn phòng môi giới bất động sản hầu như đóng cửa, một số văn phòng mở cửa nhưng không có khách ra vào giao dịch.
Anh Trần Phước Hùng, chủ Văn phòng bất động sản Tâm Thảnh Thơi (quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng), cho biết thị trường bất động sản đóng băng khiến nhiều công ty, văn phòng bất động sản phải giải thể, đóng cửa vì không có tiền thuê mặt bằng, không có tiền trả lương cho nhân viên.
Văn phòng của anh Hùng trước đây, ngoài anh ra còn có 2 nhân viên khác nhưng từ Tết Nguyên đán tới nay, anh đã cho nhân viên nghỉ vì không có giao dịch.
Thời điểm này, chỉ những người có nhu cầu thật sự về nhà ở mới mua đất và chỉ những lô đất hạ giá nhiều mới bán được. Từ Tết đến nay, anh Hùng mới giao dịch được một lô.
“Lô đất ở huyện Hòa Vang có diện tích 141m2 đất ở và 70m2 đất vườn, đường ô tô vào tới nơi và có sẵn 5 phòng trọ, mỗi phòng cho thuê 1 triệu đồng. Năm ngoái họ hô 1,9 tỷ đồng nhưng nay chỉ bán được 1,4 tỷ đồng thôi”, anh Hùng nói và cho biết không có giao dịch bất động sản nên anh phải chạy Grab để có tiền trang trải cuộc sống cho gia đình.
Theo anh Hùng, hầu hết giá đất nền trên địa bàn TP. Đà Nẵng đều giảm, có lô giảm 500 - 600 triệu đồng, thậm chí có lô giảm cả tỷ đồng nhưng vẫn không có khách mua.
Thời điểm năm 2021, anh Hùng có chung vốn mua một lô 100m2, đường 7,5m ở phường Hòa Qúy (quận Ngũ Hành Sơn). Ngay sau đó, có người sang tay với giá 4 tỷ đồng anh không bán. Thời điểm này, anh rao bán với giá 3 tỷ đồng vẫn không có người mua.
“Giá đất nền toàn thành phố đều giảm. Trước đây ở Nam Cẩm Lệ, lô rẻ nhất 2,5 tỷ đồng nay còn 2 - 2,1 tỷ đồng. Hay như ở Hòa Qúy có lô đất trước rẻ nhất cũng 1,4 tỷ đồng nhưng nay đã mất giá 400 triệu đồng”, anh Hùng cho hay.
Anh Hùng cũng cho biết, trước đây du lịch thường giúp kích cầu thị trường bất động sản khi những người có tiền đi du lịch kết hợp mua đất. Tuy nhiên, năm nay mặc dù đã có sự trở lại của lễ hội pháo hoa quốc tế nhưng thị trường bất động sản vẫn không thể "ngóc đầu".
Cũng như anh Hùng, Văn phòng bất động sản của anh Hồ Văn Hải (quận Ngũ Hành Sơn) cũng phải cho 6-7 nhân viên nghỉ việc vì không có giao dịch.
Theo anh Hải, hiện lãi suất ngân hàng đã giảm nhưng vẫn ở mức cao là một trong những nguyên nhân khiến giao dịch rất ít. Thời điểm này, chỉ những người có tiền mới mua đất, còn dân đầu tư hầu như không có.
“So với thời điểm cuối năm ngoái, giá đất nền đã giảm 400 - 500 triệu đồng/lô, có lô giảm cả tỷ đồng nhưng giao dịch ít. Lô nào trước đây giá cao thì nay giảm càng nhiều”, anh Hải nói.
Ông Nguyễn Đức Lập, Viện trưởng Viện nghiên cứu và đào tạo bất động sản Đà Nẵng, cho biết thị trường bất động sản cả nước nói chung và Đà Nẵng nói riêng vẫn còn khó khăn khi người mua thấy chưa phải là cơ hội xuống tiền và đang đi khảo sát để tìm hiểu, nghe ngóng thị trường.
“Mặc dù ngân hàng hạ lãi suất nhưng tình hình kinh tế thế giới suy thoái khiến nhà đầu tư chuyên nghiệp e ngại. Họ e dè trong việc dùng đòn bẩy tài chính để tham gia thị trường bất động sản thời điểm này. Thời gian tới, chỉ kỳ vọng phục hồi tính thanh khoản, tức là có giao dịch; còn giá cả thì chưa”, ông Lập nói và cho biết giá đất nền tại Đà Nẵng hiện giảm khoảng 20-30% so với thời điểm sốt đất.
Ông Lập cho hay đây là thời điểm dành cho những người có nhu cầu mua để sử dụng vì giá mua khá tốt. “Với phân khúc để ở, người mua quan tâm đến các tiện ích hạ tầng xung quanh và vị trí đi lại, công việc. Do đó, những sản phẩm phù hợp sẽ dễ được người mua xuống tiền”, ông Lập nói thêm.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.