'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi Bộ Công an, UBND các tỉnh, thành phố về việc triển khai Nghị quyết số 66/NQ-CP tháng 7/2021 của Chính phủ về phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6 năm 2021 và đôn đốc thực hiện quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Theo văn bản này, Bộ Giao thông Vận tải cho biết xoay quanh đề xuất tháo gỡ khó khăn trong thực hiện quy định lắp camera trên phương tiện ô tô kinh doanh vận tải do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Nghị quyết 66/NQ-CP nêu rõ: Chính phủ quyết định tạm ngừng áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức chưa lắp camera giám sát trên xe tải, xe khách quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đến hết ngày 31/12/2021.
Thời gian qua, các đơn vị kinh doanh vận tải cùng nhiều ngành kinh doanh dịch vụ khác đã và đang phải chịu tác động khó khăn do dịch Covid-19 gây nên. Vì vậy, Chính phủ đã có nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ các đơn vị kinh doanh như chính sách về thuế, phí, lãi suất, kéo dài thời gian chu kỳ đăng kiểm.
Cũng theo Bộ Giao thông Vận tải, việc Chính phủ tạm ngừng áp dụng quy định xử phạt nêu trên là một trong những biện pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
“Việc tạm ngừng xử phạt cũng là để thực hiện nghiêm quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi được quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP”, văn bản Bộ Giao thông Vận tải cho biết.
Để phối hợp thực hiện nghiêm Nghị quyết số 66/NQ-CP, quy định của pháp luật về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Bộ Công an chỉ đạo lực lượng chức năng trong quá trình cấp mới biển số đối với xe kinh doanh vận tải đôn đốc, nhắc nhở chủ phương tiện lưu ý thực hiện đúng quy định tại Nghị quyết số 66/NQ-CP.
Bên cạnh đó, bộ này cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải đôn đốc các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện nghiêm quy định tại khoản 2 Điều 13 và khoản 2 Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đồng thời, tuyên truyền nội dung Nghị quyết số 66/NQ-CP đến các đơn vị kinh doanh vận tải để biết và thực hiện đúng quy định.
Các Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm rà soát, thống kê số liệu phương tiện của từng đơn vị kinh doanh vận tải thuộc đối tượng quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP, qua đó kịp thời đôn đốc thực hiện. Ngoài ra, kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định và thời gian đã được quy định tại Nghị quyết số 66/NQ-CP đối với các phương tiện, đơn vị vi phạm.
Trước đó, vào tháng 6 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã kiến nghị lùi thời hạn xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định lắp đặt camera lên phương tiện kinh doanh vận tải, qua đó gián tiếp lùi thời hạn thực thi quy định lắp camera nói trên.
Cụ thể, bộ này kiến nghị: từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 31/12/2021, chưa xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định lắp đặt camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo (lùi 6 tháng); từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022, chưa xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định lắp đặt camera lên xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên (lùi 12 tháng).
Lý do của việc trì hoãn này, theo lý giải của Bộ Giao thông Vận tải, là để hỗ trợ doanh nghiệp đang gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia trong ngành, mặc dù vận tải hành khách có sự sụt giảm nhưng vận tải hàng hóa thậm chí lại còn tăng trưởng trong dịch.
Nghị định 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định trước ngày 1/7/2021, ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 9 chỗ (kể cả lái xe) trở lên và xe vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe trong suốt quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan công an, thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép. Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt đối với lái xe, doanh nghiệp vi phạm lắp camera: Đối với lái xe (điểm p khoản 5 Điều 23 và điểm c khoản 3 Điều 24) phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải khách và hàng hóa không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe (kể cả người lái xe) trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định. Đối với doanh nghiệp (điểm o, p khoản 6 Điều 28) phạt tiền từ 5 - 6 triệu đồng đối với cá nhân, từ 10 - 12 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe, người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 1 - 3 tháng đối với xe vi phạm. |
Xem thêm: Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ lùi thời hạn xử phạt xe khách, xe đầu kéo chưa lắp camera
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.