Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 3/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước và Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016 - 2020”, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã ban hành Chương trình hành động thực hiện nghị quyết và xây dựng, ban hành Nghị quyết số 02-NQ/ĐUK, ngày 17/7/2017, về “Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Khối Doanh nghiệp Trung ương đến năm 2020”.
Hằng năm, giai đoạn 2016 - 2020, Đảng ủy Khối đều đưa nội dung lãnh đạo cơ cấu lại doanh nghiệp vào Nghị quyết nhiệm vụ công tác năm để chỉ đạo triển khai, thực hiện; kết quả thực hiện công tác cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp là cơ sở quan trọng để xem xét, kiểm điểm đánh giá, xếp loại tổ chức đảng và đảng viên.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, Đảng ủy Khối lãnh đạo các đảng ủy trực thuộc lãnh đạo, chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty trong Khối thực hiện nghiêm túc công tác cổ phần hoá theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016 - 2020. Kết quả: Toàn Khối có 21 tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng phải thực hiện cổ phần hóa, 61 doanh nghiệp theo quyết định của cấp có thẩm quyền, bao gồm cả công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên.
Đến hết năm 2021, có 18/61 doanh nghiệp hoàn thành cổ phần hoá (đạt 29,5% kế hoạch), thu về 23.164 tỷ đồng. Trong đó, cổ phần hoá công ty mẹ đến hết năm 2020, toàn Khối có 14/36 tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Khối đã thực hiện hoàn thành cổ phần hoá, tăng 04 công ty mẹ so với năm 2016.
Có 18 tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Khối thực hiện cổ phần hoá 57 doanh nghiệp thuộc Danh mục cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg; Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg; Công văn số 991/TTg-ĐMDN, ngày 10/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục Doanh nghiệp nhà nước hoàn thành cổ phần hoá theo từng năm giai đoạn 2017-2020. Từ 2017 đến nay, có 09/18 tập đoàn, tổng công ty đã thực hiện cổ phần hóa được 15/57 doanh nghiệp, thu về 21.548 tỷ đồng; trong đó, 03/18 tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành cổ phần hóa theo Danh mục cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, còn lại 42 doanh nghiệp chưa thực hiện cổ phần hóa.
Về công tác thoái vốn, đã có 03 tập đoàn, tổng công ty thực hiện nhiệm vụ thoái vốn nhà nước tại 78 doanh nghiệp theo Danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Gồm: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước: 76 doanh nghiệp).
Đến hết năm 2020, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam chưa thực hiện được việc thoái vốn theo tỷ lệ thoái vốn và tiến độ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 1232/QĐ-TTg phê duyệt tỷ lệ vốn tối thiểu dự kiến thoái của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trong năm 2018 là 24,86%; Tổng Công ty Hàng không Việt Nam trong năm 2019 là 35,16%). Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đã hoàn thành thoái vốn tại 09/45 doanh nghiệp theo Danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với giá vốn 254 tỷ đồng, thu về 500 tỷ đồng, gấp 1,96 lần giá vốn; còn lại 31 doanh nghiệp chưa hoàn thành thoái vốn.
Đến nay, toàn Khối đã thực hiện thoái vốn theo quyết định của các cấp có thẩm quyền phê duyệt tại 165/530 doanh nghiệp (đạt 31,1% kế hoạch), với giá vốn là 12.938 tỷ đồng, thu về 40.971 tỷ đồng, gấp 3,2 lần giá vốn.
Về xử lý các dự án kém hiệu quả, 06 doanh nghiệp trong Khối có 12 dự án kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương, đã chủ động phân tích, đánh giá hiện trạng, xây dựng phương án khắc phục, đồng thời, tăng cường phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương và các cơ quan có liên quan để giải quyết các khó khăn vướng mắc, đến nay đã có 5 dự án được đưa ra khỏi danh sách 12 dự án kém hiệu quả ngành công thương, gồm: Tập đoàn Hoá chất Việt Nam có 01 dự án đã được đưa ra khỏi danh sách 12 dự án kém hiệu quả vào cuối năm 2020 và 01 dự án bước đầu đã cho kết quả chạy được máy, đảm bảo ổn định, an toàn và giảm được thua lỗ. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có 04 dự án được đưa ra khỏi danh sách 12 dự án kém hiệu quả vào cuối năm 2021.
Đánh giá chung về giai đoạn 2016 - 2020, Đảng ủy Khối đã bám sát chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, đã cụ thể hoá và triển khai thực hiện bằng các nghị quyết, chỉ thị, kết luận chuyên đề và nhiều giải pháp, biện pháp lãnh đạo, thu được những kết quả quan trọng trong công tác cơ cấu lại các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Khối. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ Khối và các đảng uỷ trực thuộc có nhiều đổi mới, đã bám sát tình hình, kịp thời ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về lãnh đạo thực hiện cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp. Các mặt công tác xây dựng Đảng về chính trị tư tưởng, tổ chức cán bộ, kiểm tra giám sát và dân vận được triển khai đồng bộ, gắn với yêu cầu lãnh đạo thực hiện đề án cơ cấu lại doanh nghiệp.
Tuy có những khó khăn và số lượng doanh nghiệp cổ phần hoá, thoái vốn chưa đạt kế hoạch đề ra song đã lãnh đạo thực hiện hoàn thành cổ phần hoá được một số doanh nghiệp có quy mô vốn lớn. Công tác cổ phần hoá, thoái vốn doanh nghiệp đã góp phần nâng cao năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp trong Khối đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ cao, tập trung trí tuệ, nguồn lực đầu tư vào các ngành, lĩnh vực then chốt, mang tầm chiến lược, có tính dẫn dắt thị trường, có hàm lượng công nghệ cao, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; từng bước đổi mới quản trị doanh nghiệp phù hợp với chuẩn mực quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hoá gắn với việc niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán để tiếp cận và huy động vốn hiệu quả, đến nay một số doanh nghiệp đã trở thành doanh nghiệp đại chúng quy mô lớn, vốn hoá thuộc nhóm các công ty lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Việc cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh đạt nhiều kết quả, đến nay số lượng doanh nghiệp thu hẹp, phạm vi ngành, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh. Công tác xử lý các tồn tại của các dự án kém hiệu quả được quan tâm, từng bước giải quyết phù hợp với yêu cầu thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh và theo quy định của pháp luật.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng hầu hết các doanh nghiệp trong Khối vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng hằng năm, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi cơ cấu lại được nâng lên, các chỉ tiêu lợi nhuận, nộp ngân sách cơ bản tăng so với trước khi cơ cấu lại, tiếp tục giữ được vai trò chủ đạo, đảm bảo cung ứng các vật tư, sản phẩm hàng hoá, dịch vụ công ích, thiết yếu cho xã hội, tiếp tục khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, là công cụ để điều tiết kinh tế vĩ mô và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong giai đoạn sắp tới, kinh tế thế giới và Việt Nam có sự phục hồi và phát triển nếu tiếp tục kiểm soát được đại dịch Covid-19 theo phương châm thích ứng linh hoạt, an toàn và hiệu quả. Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, cuộc CMCN 4.0 ngày càng trở thành nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn, tác động trực tiếp tới môi trường kinh doanh và doanh nghiệp Việt Nam. Tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi và thời cơ, khó khăn và thách thức đan xen, đặt ra nhiều vấn đề mới, khó khăn, phức tạp hơn.
Đảng ủy Khối sẽ tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Khối Doanh nghiệp Trung ương; lãnh đạo thực hiện hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tiếp tục tạo điều kiện và phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện của các đảng bộ doanh nghiệp đối với nhiệm vụ chính trị và công tác cán bộ, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh theo nghị quyết đại hội đảng bộ tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương lần thứ III, giữ vững vị trí then chốt và là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
Thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh. Xây dựng những doanh nghiệp quy mô lớn, có năng lực công nghệ và đổi mới sáng tạo để đầu tư phát triển trong một số ngành, lĩnh vực mới, có tính chất quan trọng trong nền kinh tế như năng lượng tái tạo, công nghiệp viễn thông, công nghệ lõi…
Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để góp phần cùng các cơ quan chức năng ngăn ngừa, hạn chế các sai phạm trong thực hiện chủ trương của Đảng, kế hoạch, phương án cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp đã được phê duyệt, đặc biệt là cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm công khai, minh bạch trong triển khai thực hiện, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước.
* Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.