Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ban quản lý các dự án đường thủy vừa đề nghị Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía nam (Dự án SWLC).
Dự án dự kiến triển khai tại TP. HCM, thành phố Cần Thơ và các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, với mục tiêu chính là nâng cấp hạ tầng 2 hành lang đường thủy tại khu vực phía nam.
Trong đó, hành lang đông - tây (qua sông Hậu, sông Trà Ôn, kênh Măng Thít, sông Cổ Chiên, kênh Chợ Lách, sông Tiền, kênh Kỳ Hôn, kênh Rạch Lá, sông Vàm Cỏ, kênh Nước Mặn, sông Rạch Cát, sông Soài Rạp, sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh, sông Tắc Cua/Tắc Bài, sông Gò Gia, sông Thị Vải) sẽ được nâng cấp đạt cấp II đường thủy nội địa với chiều rộng luồng rộng 55 m đối với kênh; rộng 75 m đối với sông, chiều sâu chạy là âm 3,3 m, bán kính cong tối thiểu 500 m đối với kênh và 700 m đối với sông để có thể giúp đội tàu thiết kế đề xuất tàu tự hành trọng tải 1.500 tấn, đội sà lan 2x500 tấn, tàu container 3 lớp lưu thông an toàn.
Đối với hành lang bắc - nam (qua các sông Đồng Nai, sông Nhà Bè, sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh, sông Tắc Cua/Tắc Bài, sông Gò Gia, sông Thị Vải), dự án sẽ nâng cấp đạt cấp II đường thủy nội địa với chiều rộng luồng là 60 m đối với kênh, 90 m đối với sông, chiều sâu chạy tàu âm 7 m, bán kính cong tối thiểu 500 m đối với kênh và 700 m đối với sông để có thể vận hành đội tàu thiết kế đề xuất tàu trọng tải 3.000 - 5.000 tấn, tàu container 4 lớp.
Tính toán sơ bộ của ban quản lý các dự án đường thủy, dự án sẽ nạo vét khoảng 8 triệu m3 và nâng cấp tuyến luồng đạt cấp II đường thủy nội địa; kè bảo vệ bờ dài khoảng 28km cho các vị trí xung yếu trên tuyến đường thủy, chống sạt lở tại các khu vực dân cư đông đúc đồng thời góp phần tạo mỹ quan xanh sạch đẹp dọc tuyến; cải tạo nâng cấp 2 cầu: Cầu Trà Ôn và Cầu Chợ Lách 2; xây dựng 16 bến khách ngang sông trong đó thay thế 10 bến hiện hữu và 6 bến làm mới tại 3 vị trí cắt cong tại sông/kênh Măng Thít, kênh Rạch Lá (mỗi vị trí xây dựng 2 bến ở 2 bên bờ).
Bên cạnh đó, dự án còn xây dựng và hoàn trả 8 km đường dân sinh và các cầu dân sinh dọc theo tuyến kênh, cải thiện và kết nối hệ thống hạ tầng giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế, đời sống người dân khu vực có dự án đi qua.
Với các hạng mục công trình nói trên, tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án lên tới 5.702 tỷ đồng và trở thành một trong những khoản đầu tư phát triển hệ thống đường thủy nội địa lớn nhất từ trước đến nay.
Dự án được đề xuất đầu tư bằng hình thức ngân sách nhà nước cấp phát 100% sử dụng nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới; vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam; vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc.
Theo kế hoạch, thời gian chuẩn bị dự án là từ tháng 10/2019 đến tháng 12/2021, thời gian thực hiện dự án là từ tháng 1/2022 đến tháng 6/2025.
Sau khi hoàn thành, dự án sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và an toàn của hai tuyến đường thủy nội địa trọng điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ đồng thời cải thiện khả năng tiếp cận và di chuyển từ đồng bằng sông Cửu Long cũng như các khu công nghiệp Bình Dương và Đồng Nai kết nối với TP. HCM và các cảng nước sâu xuất nhập khẩu dọc sông Thị Vải.
Bên cạnh đó, dự án còn góp phần hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên các tuyến đường thủy trọng điểm và giảm chi phí vận tải, dự án sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao an toàn giao thông đường thủy và an ninh khu vực biên giới các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Hiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đang là điểm nghẽn trong dịch vụ hậu cần tại Việt Nam. Vận chuyển hàng rời từ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tới các cảng ở TP. HCM phải đi qua kênh Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, vào mùa cao điểm có thể mất tới 24-36 giờ một phần vì tình trạng tắc nghẽn do một số đoạn trên tuyến chưa được cải tạo đồng bộ; tuyến vận tải hiện tại đi qua sông Tiền, sông Vàm Nao, sông Hậu khá dài, mất nhiều thời gian để đến được cảng Cần Thơ.
Các tuyến đường bộ kết nối với các cảng ở TP. HCM đặc biệt là cảng Cát Lái thường xuyên bị tắc nghẽn vào mùa xuất khẩu cao điểm, các doanh nghiệp phải dự phòng thời gian vận chuyển hơn 1,5 lần so với thường ngày để đảm bảo giao hàng đúng hạn. Trong khi các cảng ở khu vực TP. HCM đang bị quá tải thì cụm cảng Cái Mép - Thị Vải chưa được tận dụng và khai thác hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, mặc dù vận tải đa phương thức khu vực Đông Nam Bộ (hành lang Bắc - Nam) hiện khá tốt với lưu lượng container dày đặc nhưng vận tải container khu vực đồng bằng sông Cửu Long (hành lang Đông - Tây) còn rất khiêm tốn (chiếm chưa đến 2% lượng hàng hóa vận chuyển) do tĩnh không các cầu trên tuyến không đồng bộ và tuyến luồng không đồng cấp.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.