Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có buổi tiếp và làm việc với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả về đề xuất hình thức đầu tư dự án đường cao tốc An Hữu – Cao Lãnh.
Tuyến đường An Hữu – Cao Lãnh kết nối với hệ thống giao thông khu vực.
Tại buổi làm việc, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả và đơn vị tư vấn đưa ra 2 phương án về hướng tuyến của dự án. Cụ thể, phương án 1 có chiều dài 32km, tổng mức đầu tư 6.020 tỷ đồng; phương án 2 có chiều dài 28km, tổng mức đầu tư 5.288 tỷ đồng. Có 2 hình thức, đó là đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) và đầu tư công kết hợp với PPP.
Về quy mô mặt cắt ngang, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả dự kiến giai đoạn 1, tuyến đường có vận tốc thiết kế 80km/h; nền đường 17m với 4 làn xe. Giai đoạn hoàn thiện, vận tốc thiết kế được nâng lên 100km/h; nền đường rộng 23m; có 4 làn xe, mỗi làn rộng 3,75m.
Tuyến An Hữu – Cao Lãnh, có điểm đầu tại nút giao An Thái Trung, kết nối với đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận thuộc địa phận huyện Cái Bè, Tiền Giang; điểm cuối kết nối với tuyến Mỹ An – Cao Lãnh, tại huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp.
Nhấn mạnh tháo gỡ điểm nghẽn giao thông là một trong những nội dung ưu tiên của tỉnh, trong đó có đầu tư dự án đường cao tốc An Hữu – Cao Lãnh, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp muốn sớm triển khai đầu tư dự án này và thời gian hoàn vốn tối đa là 15 năm, thay vì 22 năm hoặc 17 năm như phía Đèo Cả đề xuất.
Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp cũng đề nghị sau buổi làm việc này, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả sẽ có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang để 2 địa phương có báo cáo đến Bộ Giao thông Vận tải về dự án này để thực hiện các bước tiếp theo.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.