'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 1/2, trên cơ sở đề nghị của UBND TP Nam Định và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh, UBND tỉnh Nam Định quyết định dừng tổ chức Lễ hội Khai ấn Đền Trần.
Ban tổ chức Lễ hội đền Trần năm 2020 cho biết, tuy công tác chuẩn bị lễ hội đã hoàn tất nhưng trước tình hình dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đang diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Nam Định đã quyết định dừng tổ chức lễ hội này.
Hàng năm, Lễ khai ấn đền Trần diễn ra vào 0h đêm 14, rạng sáng 15 tháng Giêng hàng năm ở ngôi đền đặt hòm ấn là Cố Trạch, nằm phía Đông của đền Thiên Trường, phường Vượng Lộc, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
Ngày 1/2, Chủ tịch UBND Thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hữu Nhuệ đã ra thông báo số 33/TB-UBND về việc dừng các hoạt động tổ chức Lễ hội Lim Xuân 2020 để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm virus nCoV.
Hội Lim là lễ hội lớn, mang đậm bản sắc văn hóa vùng Bắc Ninh-Kinh Bắc và cũng là một trong những lễ hội quan họ lớn nhất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Hội Lim được diễn ra từ 12-13/1 âm lịch hàng năm.
Ngày 31/1, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phú Thọ Hoàng Công Thủy xác nhận, lễ hội chọi trâu ở xã Phù Ninh năm nay hoãn tổ chức theo đề nghị của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch. Theo ông Thủy, thời gian tổ chức lại lễ hội đến nay vẫn chưa được xác định.
Lễ hội chọi trâu Phù Ninh diễn ra vào ngày 8-9 tháng Giêng âm lịch hàng năm để tưởng nhớ vua Hùng, theo tích xưa vua Hùng đi săn qua đây diệt hai con hổ đang đánh nhau.
Trong văn bản gửi trụ trì các chùa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, thượng tọa Thích Thanh Quyết - Trưởng ban trị sự GHPG của tỉnh - yêu cầu các cơ sở thờ tự tạm dừng các hoạt động khai hội, không tổ chức các hoạt động văn hoá, trò chơi đông người tại các lễ hội Phật giáo trên địa bàn tỉnh.
Như vậy, lễ khai hội tôn giáo lớn nhất tỉnh Quảng Ninh diễn ra vào mùng 10 tháng Giêng tại di tích danh thắng Yên Tử sẽ không diễn ra như mọi năm.
Cùng thời điểm trên, thượng tọa Thích Minh Quang, trụ trì chùa Tam Chúc (Hà Nam), cũng thông báo tạm dừng tổ chức lễ khai hội xuân chùa Tam Chúc.
Lễ khai hội chùa Tam Chúc dự kiến diễn ra vào 12 tháng Giêng. Dù công tác chuẩn bị cho ngày khai mạc đã được chuẩn bị kỹ càng cả tháng nay, nhà chùa vẫn chấp nhận hủy kế hoạch.
Ngày 1/2, UBND thành phố Hải Phòng đã có Văn bản số 577/UBND-VH về tạm dừng các lễ hội chưa khai mạc, giảm quy mô các lễ hội đã tổ chức. Cụ thể, các lễ hội thường niên trong dịp này như: Lễ hội Từ Lương Xâm (tại quận Hải An), Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân (quận Lê Chân), hội chợ ẩm thực (quận Kiến An), Lễ hội Núi Voi (huyện An Lão) sẽ không được tổ chức.
Tại tỉnh Hải Dương, Văn phòng Tỉnh ủy Hải Dương đã có thông báo 549-TB/VPTU ngày 31/1 về việc không tổ chức tập trung đông người, đi tham quan, du lịch, lễ hội để tránh lây nhiễm virus Corona; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương đã có công văn số 133/SVHTTDL-QLDSVH ngày 1/2 về phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra trong hoạt động lễ hội, di tích.
Đặc biệt, công văn nêu rõ việc tạm dừng tổ chức Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2020. Các nghi lễ tại di tích giao Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh và trụ trì chùa Côn Sơn thực hiện.
Ngày 1/2, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết cơ quan này đã có văn bản yêu cầu dừng tổ chức tất cả lễ hội trên địa bàn tỉnh để đảm bảo phòng chống dịch virus corona.
Những lễ hội đầu năm ở Huế buộc phải dừng gồm: Lễ hội Đền Huyền Trân diễn ra trong 2 ngày 1/2 và 2/2, chương trình nghệ thuật chào mừng 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào tối 3/2.
Trong đó, lễ hội Đền Huyền Trân được tổ chức vào mùng 9 hàng năm, thu hút hàng nghìn lượt người đến thăm viếng.
Đối với UBND huyện Phú Vang, sở này đề nghị chỉ đạo tạm dừng tổ chức Hội vật làng Sình diễn ra ngày 3/2 tại đình làng Lại Ân và lễ hội Cầu ngư diễn ra ngày 5/2 tại thị trấn Thuận An.
Ngày 1/2, UBND tỉnh Phú Yên ra thông báo khẩn yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan liên quan dừng tất cả các hoạt động vui xuân để tập trung phòng chống dịch viêm phổi cấp chủng nCoV.
Theo đó, các lễ hội như: Đua ngựa Gò Thì Thùng, Sông nước Đà Nông, Chùa Từ Quang, Trống đôi - cồng ba - chiêng năm, các đêm thơ - nhạc cấp huyện, hội thơ Nguyên tiêu Phú Yên lần thứ 40 và các chương trình biểu diễn nghệ thuật, thể thao, vui chơi, giải trí… phải tạm dừng.
Cùng ngày ông Lê Trung Chinh, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, ký văn bản yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và các đơn vị liên quan tạm dừng tổ chức các lễ hội (kể cả các lễ hội tôn giáo) chưa khai mạc trên địa bàn.
Theo công văn này, lễ hội đình làng Túy Loan - lễ hội văn hóa truyền thống - dự kiến diễn ra vào ngày 3 và 4/2 (mồng 9 và 10 tháng Giêng) sẽ phải tạm dừng.
Đối với các lễ hội đã khai mạc, UBND TP. Đà Nẵng yêu cầu ban tổ chức phải giảm quy mô, thời gian diễn ra và hạn chế các hoạt động tập trung đông người tham gia, bảo đảm các điều kiện về phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế.
Còn chính quyền TP. Hội An (Quảng Nam) cũng quyết định cho tạm dừng một số lễ hội đầu xuân như: Lễ tế tiền hiền Cẩm Kim (tức giỗ tổ nghề mộc Kim Bồng, ngày 12 tháng Giêng), lễ hội bắp nếp Cẩm Nam (16 tháng Giêng), đua ghe đảo thủy đầu xuân sẽ tạm dừng.
Sáng 3/2, ông Lê Kim Bằng, Giám đốc Sở VH-TT-DL Đồng Nai, cho biết Sở đã ra thông báo dừng tất cả các lễ hội trên địa bàn để tập trung công tác phòng chống dịch virus corona, trong đó có lễ hội chùa Ông – lễ hội lớn nhất trong năm của địa phương này.
Sau khi nhận được thông báo của Sở VH-TT-DL, Ban Trị sự Thất phủ Cổ miếu (chùa Ông) đã có văn bản thông báo dừng tổ chức lễ hội chùa Ông lần thứ 8 - 2020 từ ngày 3/2 đến 6/2 (mùng 10 đến 13 tháng giêng năm Canh Tý).
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.