Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Cuộc đua lãi suất huy động giữa các ngân hàng những ngày qua diễn ra khá sôi động. Đặc biệt, sau động thái tăng lãi suất điều hành 2 lần của Ngân hàng Nhà nước vào ngày 24/10, nhiều ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ liên tục cập nhật biểu lãi suất tiết kiệm mới với mức tăng cao chưa từng có. Lần đầu tiên trong nhiều năm, thị trường xuất hiện mức lãi suất tiền gửi ngân hàng trên 10%/năm. Thậm chí, có ngân hàng đã đẩy lãi suất tiết kiệm lên 11%/năm.
Cụ thể, mức lãi suất 11%/năm được Nam A Bank áp dụng với sản phẩm Happy Future ở kỳ hạn 9 tháng, từ ngày 26/10. Nhưng mức lãi suất này chỉ áp dụng cho 3 tháng đầu chứ không áp dụng suốt kỳ hạn gửi, 6 tháng còn lại lãi suất về mức 5,95%/năm.
Như vậy, tính bình quân thì lãi suất nếu gửi theo sản phẩm này chỉ ở mức 7,63%/năm, chưa bằng so với mức lãi suất của một số ngân hàng khác ở cùng kỳ hạn. Đồng thời, khách hàng cũng không được rút trước hạn. Nhiều người cho rằng mức 11% nói trên như là một "chiêu" thu hút sự chú ý của người gửi tiền mà thôi.
Ngân hàng Quốc dân (NCB) cũng đưa ra mức lãi suất 10,5%/năm từ ngày 27/10. Nhưng để được hưởng mức lãi suất này là điều không dễ. Muốn nhận được mức lãi suất trên, khách hàng phải gửi số tiền từ 500 tỷ đồng trở lên. NCB cho biết mức lãi suất này chỉ áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng, lĩnh cuối kỳ. Đặc biệt, trước khi gửi tiền, khách hàng phải liên hệ với chi nhánh NCB và có sự đồng ý của ngân hàng.
Tuy nhiên, chỉ sau khi áp dụng 1-2 ngày, các ngân hàng này đã đồng loạt ngưng các sản phẩm trên và điều chỉnh biểu lãi suất huy động về ngang thị trường chung. Hiện nay, thị trường không còn các mức lãi suất trên 10%.
Biểu lãi suất hiện tại của NCB không còn mức lãi suất 10,5%/năm dành cho khách hàng cá nhân gửi trên 500 tỷ đồng. Còn các mức lãi suất khác vẫn giữ nguyên.
Với các khoản tiền gửi thông thường, NCB áp dụng mức lãi suất cao nhất lên tới 8,95%/năm cho các kỳ hạn 24, 30, 36 và 60 tháng theo hình thức gửi tiền online; kỳ hạn 15 tháng và 18 tháng được hưởng lãi suất 8,85%/năm; kỳ hạn 12 tháng và 13 tháng hưởng lãi suất 8,75%. Khách hàng lần đầu tiên gửi tiết kiệm tại NCB sẽ được cộng thêm 0,2% lãi suất so với biểu lãi suất online. Với hình thức tiết kiệm tại quầy, NCB đưa ra mức lãi suất tiền gửi cao nhất là 8,65% cho các kỳ hạn từ 24 tháng trở lên.
Website của Nam A Bank hiện cũng không còn niêm yết sản phẩm tiền gửi Happy Future, có lãi suất áp dụng 11%/năm cho 3 tháng đầu. Trong khi đó, lãi suất áp dụng cho các sản phẩm khác vẫn được giữ nguyên.
Với tiền gửi thông thường, lãi suất cao nhất tại Nam A Bank là 8,5%/năm, cho kỳ hạn gửi 12 tháng. Với hình thức gửi tiền trực tuyến, mức lãi suất cao nhất tại nhà băng này là 8,5%/năm, áp dụng cho tất cả kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
Bên cạnh đó, Nam A Bank cũng triển khai mức lãi suất lên 8,9% dành cho các khoản tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở lên và phải được sự phê duyệt của Tổng Giám đốc.
Ngày 5/11, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cũng công bố biểu lãi suất mới với lãi suất huy động cao nhất là 8,9%/năm đối với khách hàng gửi tiết kiệm online kỳ hạn từ 18-36 tháng, gửi từ 50 tỷ đồng trở lên. Trước đó, VPBank từng niêm yết lãi suất huy động lên tới 10,02%/năm trong tháng đầu tiên của sản phẩm Prime Savings kỳ hạn 36 tháng.
Nhiều chuyên gia cho rằng, trong giai đoạn lãi suất huy động tăng "nóng", việc một số ngân hàng dùng "chiêu" quảng cáo nhằm thu hút tiền gửi từ dân cư là điều không mới.
Lãi suất huy động sẽ còn tăng
Mức lãi suất cao nhất trên thị trường hiện là 9,3%/năm, áp dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cho tiền gửi trực tuyến tại các kỳ hạn từ 15 tháng trở lên.
Nhiều chuyên gia dự báo, lãi suất huy động có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới do áp lực tỷ giá và lạm phát đi cùng yếu tố mùa vụ.
Báo cáo của Trung tâm phân tích của Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) cho thấy, mặt bằng lãi suất huy động hiện nay đã về mức tương đương với thời điểm trước khi dịch COVID-19 bùng phát, thậm chí có ngân hàng còn cao hơn, với mức tăng trung bình từ 3-4%/năm so với cuối năm 2021.
Không chỉ tăng lãi suất, nhiều chương trình khuyến mại, ưu đãi cộng lãi suất cũng được các ngân hàng tung ra để hút dòng tiền nhàn rỗi từ dân cư.
Theo SSI Research, việc tăng lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước không gây quá nhiều bất ngờ cho thị trường. Nhưng diễn biến lãi suất huy động ở các ngân hàng thương mại vẫn còn khá phức tạp. Các ngân hàng trong hệ thống đều đã đồng loạt điều chỉnh tăng 0,3-1 điểm % tùy kỳ hạn, trong đó kỳ hạn dưới 6 tháng ở hầu hết ngân hàng đã đẩy lên mức trần 6%.
Mặt bằng lãi suất huy động tăng cao sẽ gây áp lực với lãi suất đầu ra. Hiện nhiều ngân hàng nâng lãi suất cho vay với mức tăng từ 0,5-1,2% so với đầu tháng 10. Lãi suất ưu đãi cho khoản vay mới dành cho khách hàng cá nhân tại nhiều ngân hàng đã tăng lên mức tối thiểu 11,5-13%/năm với khối ngân hàng tư nhân. Còn tại khối ngân hàng có vốn nhà nước chi phối, mức lãi suất ưu đãi cho khoản vay mới dao động từ 11,5-12%/năm.
Dù lãi suất huy động tăng nhanh nhưng tốc độ huy động vốn lại tăng trưởng chậm. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho hay, năm nay, huy động vốn tăng trưởng chậm, hiện chỉ ở mức 4,6% so với đầu năm 2022 - chỉ bằng gần 1/3 so với tăng trưởng tín dụng.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.