Nhân vật

Đoàn giám sát Quốc hội: Làm rõ trách nhiệm ban hành giá FIT điện gió, điện mặt trời

(VNF) - Theo Đoàn giám sát của Quốc hội, nhiều chính sách, pháp luật của Nhà nước đã được ban hành nhằm khuyến khích và hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo, cũng như tạo những điều kiện thuận lợi nhất để có thể khai thác, phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Tuy nhiên, có một số quyết định không hướng tới giải pháp cho giá mua bán điện sau khi hết hiệu lực giá FIT nên gây khoảng đứt quãng về chính sách đối với tính toán của các nhà đầu tư. Còn theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, với cơ chế giá ưu đãi đã xuất hiện làn sóng đầu tư điện mặt trời, điện gió ồ ạt nhưng không thể hoà lưới, do đó, đoàn giám sát cần làm rõ trách nhiệm ban hành giá FIT.

Đoàn giám sát Quốc hội: Làm rõ trách nhiệm ban hành giá FIT điện gió, điện mặt trời

"Điện mặt trời, điện gió: 'ưu đãi giá FIT gây khoảng đứt gãy về chính sách'

Đoàn giám sát của Quốc hội vừa có báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021”.

Trích dẫn kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Báo cáo giám sát cho rằng: Một số văn bản hướng dẫn thi hành trong lĩnh vực năng lượng có nội dung không phù hợp, ban hành không đúng thẩm quyền, trái với văn bản đã ban hành của cơ quan cấp trên, có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến lợi ích của người dân.

Đó là Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.

“Nhiều chính sách, pháp luật của Nhà nước đã được ban hành nhằm khuyến khích và hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo, cũng như tạo những điều kiện thuận lợi nhất để có thể khai thác, phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Các chính sách tích cực đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia việc khai thác, sử dụng năng lượng tái tạo”, đoàn giám sát đánh giá.

Qua đó, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường điện năng lượng tái tạo tại Việt Nam, đặc biệt khi dành mức giá ưu đãi cho các nhà đầu tư, sản xuất điện gió, điện mặt trời và điện sinh khối, tạo điều kiện kích hoạt thị trường đầu tư năng lượng tái tạo và các giao dịch ngân hàng, tài chính sôi động.

Đề cập đến Quyết định 11, Quyết định 13 và Quyết định 39 về giá ưu đãi (FIT) cho điện gió, điện mặt trời, Đoàn giám sát cho rằng: 3 quyết định trên đã tạo ra bước đột phá về phát triển điện mặt trời và điện gió ở Việt Nam, chứng minh được khả năng huy động vốn trong và ngoài nước tương đối nhanh và nhiều cho năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên, các quyết định đó không hướng tới giải pháp cho giá mua bán điện sau khi hết hiệu lực giá FIT nên gây khoảng đứt quãng về chính sách đối với tính toán của các nhà đầu tư.

"Giá mua điện mặt trời và điện gió, với các dự án chậm thời hạn FIT, phải theo cơ chế chuyển tiếp do Bộ Công Thương đưa ra thấp hơn giá FIT và là giá khung nên đòi hỏi phải tính toán và đàm phán với từng dự án, mất nhiều thời gian", Đoàn giám sát đánh giá.

Ngoài ra, đoàn giám sát cũng lưu ý việc chưa xây dựng cơ chế đấu thầu, đấu giá (thay cho cơ chế giá FIT) để tăng cường tính minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và giảm giá mua điện từ các dự án điện mặt trời, điện gió.

>>>Xem thêm: Đầu tư điện mặt trời, điện gió: 'Quyết định về ưu đãi giá FIT gây khoảng đứt gãy về chính sách'

'Làm rõ trách nhiệm ban hành giá FIT năng lượng tái tạo'

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng báo cáo giám sát chuyên đề về phát triển năng lượng cần làm rõ trách nhiệm các bên liên quan trong việc điện gió, điện mặt trời sản xuất ra nhưng không thể hoà lưới, gây lãng phí.

Tại phiên cho ý kiến về tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021” của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, trình bày báo cáo kết quả giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết thời gian qua, Bộ Công Thương ban hành cơ chế giá cố định (giá FIT), với cơ chế giá ưu đãi đã xuất hiện làn sóng đầu tư điện mặt trời, điện gió ồ ạt.

Theo ông Vũ Hồng Thanh, trên thực tế, nhiều dự án đã hoàn thành, có dự án được hưởng giá FIT, có dự án không, hoặc có dự án được hưởng một phần giá FIT. Bên cạnh đó là thực trạng nhà đầu tư đầu tư dự án điện tái tạo nhưng không thể hòa lưới.

Do đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị đoàn giám sát cần làm rõ trách nhiệm ban hành giá FIT, việc ban hành cơ chế giá này có đúng nguyên tắc và tiêu chí hay không, có công bằng giữa các doanh nghiệp hay không? Ông Vũ Hồng Thanh cũng đề nghị làm rõ, đánh giá thực trạng này gây thất thoát, lãng phí của xã hội như thế nào.

>>>Xem thêm: Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế: Làm rõ trách nhiệm ban hành giá FIT năng lượng tái tạo

'Tăng cường tính minh bạch giữa các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp'

Trao đổi với Đầu tư tài chính – VietnamFinance nhân dịp Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, GS Nguyễn Đức Khương đánh giá, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang ngày một đa dạng, tham gia vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, đồng hành cùng cả nước trong hành trình tái thiết sau chiến tranh và tiến đến thịnh vượng. Sau gần 40 năm Đổi Mới, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những quy chuẩn, quy chế dần được hoàn thiện, hiện đại hoá, thì doanh nghiệp cũng có sự chuyển mình tốt, chủ động và linh hoạt ứng phó với các bối cảnh kinh tế khác nhau.

Nếu như năm 2015, cả nước chỉ có khoảng 442.400 doanh nghiệp, thì tính đến ngày 30/9/2023, số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy toàn quốc có 881.229 doanh nghiệp đang kinh doanh. Chính phủ cũng đã xác định mục tiêu 1,5 triệu doanh nghiệp trong năm 2024, đóng góp khoảng 65-70% GDP cả nước. Đây là một mục tiêu lớn, song cũng không phải là không khả thi.

Về chất lượng, nhiều doanh nghiệp đã và đang đổi mới phương thức quản trị, mô hình kinh doanh, tăng tính sáng tạo, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Hiện đã có những doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn đã hợp tác với các đối tác trên toàn cầu, chủ động thâm nhập vào thị trường quốc tế.

Tiêu biểu có thể kể đến như Vinamilk đầu tư vào ngành sữa ở Mỹ, Lào, Campuchia, Philippines; tập đoàn VinGroup với thương hiệu ô tô VinFast đã mở cửa hàng và xưởng dịch vụ tại Mỹ, Canada, Đức, Pháp, Hà Lan. Doanh nghiệp nông sản của Việt Nam cũng đang dần bước vào thị trường thế giới ở phân khúc cao với những mặt hàng tiêu biểu như gạo, cà phê, rau quả, hạt điều. Một số ngân hàng đã và đang mở rộng thị phần ra nước ngoài thông qua mở chi nhánh, ngân hàng 100% vốn, ví dụ như BIDV với văn phòng ở Campuchia, Lào, Nga, Cộng hoà Séc,..

Doanh nghiệp Việt Nam cũng đang có những bước tiến mới trong cập nhật xu thế của thế giới và chuẩn bị cho những thách thức của thời đại. Trong đó, quan trọng nhất là tìm hiểu và áp dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CRS). Điều này phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của nền kinh tế, và đáp ứng yêu cầu của các đối tác ở các quốc gia phát triển như Mỹ, EU.

>>>Xem thêm: GS Nguyễn Đức Khương: 'Tăng cường tính minh bạch giữa các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp'

'Không hình sự hóa quan hệ kinh tế, tạo sự phấn chấn cho cộng đồng doanh nhân'

Một yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và sự hấp dẫn của môi trường đầu tư là chất lượng các quy định pháp luật. Tuy nhiên, khảo sát doanh nghiệp hằng năm ( như khảo sát PCI chẳng hạn hay APCI) cho thấy tính ổn định và khả năng dự đoán được pháp luật của Việt Nam khá thấp.

Chất lượng ban hành các văn bản pháp luật, ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, thời gian qua nổi lên vấn đề lạm dụng ban hành thông tư, ban hành quy chuẩn kỹ thuật. Trong khi đó, các doanh nghiệp phản ánh tình trạng chất lượng các quy chuẩn kỹ thuật tương đối thấp.

Ông Tuấn khẳng định, quy chuẩn của Việt Nam có yêu cầu cao hơn cả quy chuẩn của những nước phát triển, như quy chuẩn về chất ô nhiễm trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe; hoặc chi phí tuân thủ rất cao, vượt quá khả năng của nhiều doanh nghiệp như Quy chuẩn 06 về phòng cháy chữa cháy.

Ngoài ra, cũng theo Phó tổng Thư ký VCCI có quy chuẩn ban hành xong, đến thời điểm áp dụng rồi mà chưa chỉ định các phòng thử nghiệm trong nước đủ năng lực. Điều này khiến hàng hóa bị tắc nghẽn như một số quy chuẩn về thiết bị 5G.

“Đáng lo ngại hơn là có tình trạng lạm dụng ban hành quy chuẩn và đưa vào danh mục hàng hóa nhóm 2 các loại hàng hóa không có khả năng gây mất an toàn như Quy chuẩn 20 của Bộ Khoa học-Công nghệ về thép không gỉ”, ông Tuấn nói.

>>>Xem thêm: ‘Không hình sự hóa quan hệ kinh tế, tạo sự phấn chấn cho cộng đồng doanh nhân’

'Đầu tư đường sắt cao tốc là đầu tư cho tương lai'

Tại phiên họp, Phó Thủ tướng nhấn mạnh đầu tư cho đường sắt cao tốc là đầu tư dài hạn cho tương lai. Đó không chỉ là một tuyến đường sắt hay một con tàu, mà phải đặt ra mục tiêu tổng thể là hình thành ngành công nghiệp có năng lực làm chủ công nghệ, để vận hành tuyến đường sắt tốc độ cao an toàn, hiệu quả, bền vững trong 'hệ sinh thái' giao thông vận tải hướng đến tự chủ phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông kỹ thuật.

Theo báo cáo của Bộ GTVT, thời gian qua, cơ quan này đã tổ chức các đoàn công tác, khảo sát ở một số quốc gia có hệ thống đường sắt tốc độ cao phát triển, như thời điểm quyết định đầu tư; công tác chuẩn bị đầu tư; lựa chọn công nghệ, kỹ thuật; phương án khai thác; mô hình đầu tư; tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực; mô hình quản lý…

Các chuyên gia cho biết kinh nghiệm phát triển đường sắt tốc độ cao ở các nước cho thấy cần đầu tư tuyến đường sắt mới đồng bộ, hiện đại thay vì cải tạo, sử dụng hạ tầng vốn có. Đây là cơ hội để ngành đường sắt làm chủ công nghệ, đổi mới phương thức quản trị vốn đã lạc hậu rất nhiều so với thế giới.

Tại cuộc họp, hầu hết các ý kiến đều thống nhất cần đầu tư tuyến đường sắt mới, hiện đại để đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng trên trục Bắc-Nam. Một số ý kiến đề nghị làm rõ kịch bản phát triển đường sắt khai thác chung khách và hàng hoá; hoặc riêng hành khách; quy mô, tốc độ; khả năng huy động nguồn lực, làm chủ công nghệ, tỷ lệ nội địa hoá của công nghiệp đường sắt…

Cơ chế, chính sách đặc thù để rút ngắn tiến độ, thực hiện thành công dự án, huy động nguồn lực đầu tư, đào tạo nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, công nghiệp, đô thị gắn kết với giao thông công cộng (TOD)…

>>>Xem thêm: Phó Thủ tướng: 'Đầu tư đường sắt cao tốc là đầu tư cho tương lai'

Tin mới lên