Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Thuế tối thiểu toàn cầu là thỏa thuận các nước G7 đạt được vào tháng 6/2021 để chống các tập đoàn đa quốc gia né thuế, dự kiến áp dụng năm 2024. Mức tối thiểu được áp dụng là 15%, đối với các doanh nghiệp đa quốc gia có tổng doanh thu hợp nhất từ 750 triệu euro (tương đương 800 triệu USD) trở lên trong 2 năm của 4 năm liền kề gần nhất.
Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU sẽ đánh thuế vào năm sau. Tại Việt Nam, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính tiếp tục đánh giá để xác định "Việt Nam nên hay không áp thuế này".
Kết luận tại hội nghị gặp các nhà đầu tư nước ngoài ngày 22/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ sẽ sớm đưa ra giải pháp thu hút đầu tư, hỗ trợ khác ngoài thuế trên cơ sở không trái các quy định, cam kết quốc tế, hài hoà lợi ích và bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Các hỗ trợ này liên quan tới đất đai, chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ, cải cách thủ tục hành chính, phát triển nhà ở xã hội, đào tạo nhân lực, hạ tầng. Việc này nhằm khuyến khích các dự án đầu tư hiện hữu và nhà đầu tư mới.
"Việt Nam sẽ đưa ra lộ trình áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế, phù hợp tình hình đất nước", Thủ tướng nói.
Nêu quan ngại trước đó, các doanh nghiệp nước ngoài muốn Việt Nam sớm đưa ra ưu đãi bổ sung, biện pháp đối phó với tình trạng xấu đi của môi trường đầu tư.
Ông Nitin Kapoor, đồng Chủ tịch Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) đề nghị, Chính phủ nghiên cứu tác động của loại thuế này đến lợi ích của nhà đầu tư và môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
"Các giải pháp đưa ra phải bảo đảm đầu tư, bù đắp lợi ích cho doanh nghiệp trong trường hợp ưu đãi thuế được giảm hoặc hủy bỏ do tác động của thuế tối thiểu toàn cầu", Nitin Kapoor ông lưu ý.
Ông Dominik Meichle, Tổng giám đốc Tập đoàn Bosch Việt Nam mong muốn Việt Nam tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định và có thể dự đoán được. Theo ông, Việt Nam tham gia và có thể áp thuế tối thiểu toàn cầu vào 2024, sẽ ảnh hưởng đến mức thuế ưu đãi của Chính phủ dành cho các nhà đầu tư, hiệu quả đầu tư và tính minh bạch của chính sách.
"Chính phủ cần đánh giá lại các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp và đưa ra các biện pháp hỗ trợ thay thế để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp tục duy trì sự hiện diện của mình sau khi thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu", ông đề nghị. Điều này sẽ giúp giữ chân doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn và sức cạnh tranh ngày càng cao trên toàn cầu.
Cũng lo ngại việc áp thuế này từ 2024 sẽ ảnh hưởng tới môi trường đầu tư Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Gabor Fluit nói Việt Nam cần có những bước đi táo bạo và quyết đoán hướng tới cải cách, đột phá để duy trì đà tăng trưởng.
"Chính phủ đưa ra các chính sách ưu đãi phù hợp, cạnh tranh để thu hút đầu tư. Hài hòa hóa thủ tục hành chính và chính sách thuế rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng thương mại trong khuôn khổ EVFTA", ông Gabor Fluit nói.
Với các kiến nghị của nhà đầu tư, Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin khẳng định Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư cùng thắng, bởi "thành công của nhà đầu tư cũng là thành công của Việt Nam".
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương có giải pháp cụ thể, chủ động giải quyết những kiến nghị nhà đầu tư nêu ra "với trách nhiệm cao nhất, kịp thời, hiệu quả nhất". Chính phủ sẽ có cơ chế, kế hoạch kiểm tra việc thực hiện này.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.