'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ông Lâm Đại Vinh, giám đốc Công ty vận tải Lâm Vinh, kể mặc dù công ty luôn có lịch sử tín dụng tốt nhưng hiện nay cũng gặp khó trong việc vay vốn từ ngân hàng. Cụ thể, với hồ sơ tín dụng thông thường ký từ đầu năm thì bất kỳ khi nào cần tiền, công ty sẽ báo ngân hàng giải ngân theo từng đợt. Thế nhưng gần đây, việc giải ngân cũng khó khăn hơn và tùy thuộc vào từng thời điểm. Có lúc công ty báo chờ gần cả tuần mới có tiền. Hoặc có khi phía ngân hàng sẽ chủ động báo đang có tiền thì dù doanh nghiệp chưa cần nhưng vì lo sợ đến lúc muốn vay lại không có tiền nên cũng sẽ giải ngân luôn. Nhưng vay tiền lấy về để nằm im khi chưa sử dụng lại khiến doanh nghiệp phát sinh thêm chi phí tài chính.
Đáng chú ý, ông Lâm Đại Vinh chia sẻ nhiều đối tác của ông đều gặp tình trạng này khiến công nợ của công ty phát sinh cao hơn nhiều. Có những hợp đồng kéo dài hơn 3 tháng và một số trường hợp đã 5 - 6 tháng nay nhưng chưa thanh toán được. Khách hàng đều cho hay do tiền vay từ ngân hàng giải ngân quá chậm.
Thậm chí có đơn vị đã được duyệt vay với hạn mức gần 100 tỷ đồng cho cả năm nay nhưng mới sử dụng khoảng 50 - 60% thì đã dừng lại “chờ” vì phía ngân hàng chưa rót tiền. “Đối tác chậm thanh toán kéo theo mình cũng phải nợ lương người lao động, hoãn thanh toán cho các nhà cung cấp dịch vụ khác. Nếu tình hình này kéo dài thì nợ xấu sẽ diễn ra trên diện rộng vì bị tác động dây chuyền. Tôi không rõ là nếu rút tiền về hay bỏ trong tủ khóa lại thì có làm giảm giá được hàng hóa hay không theo mục tiêu chống lạm phát của ngành ngân hàng? Nhưng nếu không có tiền để các doanh nghiệp tăng cường hoạt động, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa thì nguồn cung ít hơn sẽ đẩy giá sản phẩm tăng cao là điều tất yếu. Bởi ai cũng biết khi mặt hàng nào mà thiếu cung thì giá bán ra sẽ tăng. Đồng thời nợ xấu của chính các DN nợ lẫn nhau hay nợ xấu từ ngân hàng tăng cũng dễ hiểu”, ông Lâm Đại Vinh nói thêm.
Trên thực tế, nợ xấu từ các doanh nghiệp nợ lẫn nhau đã gia tăng so với cuối năm vừa qua. Chẳng hạn, Tổng công ty Cảng hàng không VN (ACV) báo cáo đến hết tháng 6.2022, nợ xấu của 4 hãng hàng không lớn nhất VN tại công ty này đã lên tới 1.967 tỷ đồng, tăng gần 25% so với số đầu năm. Điều này khiến ACV phải trích lập dự phòng 540 tỷ đồng cho số nợ xấu trên, tăng 80 tỷ đồng so với đầu năm. Bên cạnh đó, các khoản phải thu ngắn hạn của 4 hãng hàng không trên cũng ở mức hơn 3.851 tỷ đồng, tăng mạnh gần 57% so với cuối năm 2021…
Nợ của các đối tác có dấu hiệu gia tăng trong khi vốn giải ngân từ NH gặp khó khiến nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu “thủ” nhiều hơn. Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty Vina T&T Group, cho hay là doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu nên hạn mức vay của công ty hiện nay không bị giảm.
Tuy nhiên, ông cũng đã nghe một vài nơi than thở dòng tiền khó giải ngân hơn lúc trước vì NH đang gần đụng trần “room” tín dụng. Đặc biệt khoản vay mới thì sẽ phải chờ lâu. Điều này khiến ông lo ngại và phải “thủ”. Chẳng hạn trước đây khi xuất khẩu có dòng tiền thu về là công ty sẽ trả nợ vay luôn cho các NH để giảm chi phí lãi vay. Thế nhưng hiện nay khi có dòng tiền thu về doanh nghiệp vẫn giữ lại để phục vụ cho hoạt động kinh doanh và các khoản vay sẽ đến hạn mới thanh toán.
Càng gần đến cuối năm, các doanh nghiệp càng sốt ruột khi bao kế hoạch kinh doanh đều phải chạy nước rút để hoàn thành kế hoạch cả năm. Hơn nữa, nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm luôn tăng cao nên mọi công ty đều phải sẵn sàng tích trữ nguyên vật liệu để sản xuất, các loại hàng hóa dịch vụ phải có để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, việc “room” tín dụng chặn ở đầu ra từ dòng vốn NH khiến một bộ phận doanh nghiệp như bị trói tay trói chân. Nhiều công ty bức xúc: Không biết dòng tiền đang ở đâu? Vì sao ngày càng khó vay hơn trước trong khi vẫn đáp ứng được các điều kiện vay của NH? Nhiều DN đã tính đến chuyện thà không trả nợ cũ, chịu phạt chậm trả mà để vốn luân chuyển còn hơn nếu trả nợ xong mà khi cần vay lại không có thì càng khổ hơn.
Chuyên gia kinh tế Đinh Ngọc Thịnh cho rằng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp hiện nay rất lớn và đây cũng là cơ hội để họ hồi phục và phát triển sau đại dịch Covid-19. Ngân hàng Nhà nước phải cân nhắc rất nhiều về vấn đề tín dụng như thế nào để vừa có thể giải bài toán kiểm soát lạm phát nhưng vẫn đáp ứng được mức tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 được đặt ra tăng 14% để đảm bảo tăng trưởng sản xuất kinh doanh. Thế nhưng cần xem lại các ngân hàng cho vay thời gian qua như thế nào, nếu chỉ cho vay ngắn hạn thì nguồn tiền thu hồi sớm và đồng vốn cho vay sẽ sớm quay trở lại thị trường.
Trong trường hợp cho vay trung - dài hạn thì những ngân hàng hết hạn mức tín dụng khó có thể cho vay khách hàng mới. Việc kiểm soát tín dụng, hay nói đúng hơn cung tiền trong thời điểm hiện nay thận trọng là điều cần thiết khi lạm phát quốc tế đang tăng cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước chủ yếu phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
“Trước bối cảnh tín dụng tiếp cận khó khăn, doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc nhiều hơn đến các phương án hoạt động sản xuất kinh doanh trong những tháng cuối năm hay đầu năm tới. Riêng những DN đang vay nợ có tâm lý trả nợ xong không vay lại được, lúc này sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền hoạt động, khó khăn hơn trong sản xuất kinh doanh. Điều này tiềm ẩn nợ xấu trong tương lai cho cả hệ thống NH và nợ lẫn nhau là có”, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh chia sẻ thêm.
Còn theo TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm khá nhanh 9,35%, nếu theo với đà này thì cả năm 2022 sẽ lên đến 18 - 19%, vượt qua kế hoạch đề ra từ đầu năm nay là khoảng 14%. Trong cuộc họp gần đây, vấn đề tăng trưởng tín dụng cũng được đặt ra.
Tình hình lạm phát tại Mỹ và khu vực châu Âu khả năng đã đạt đỉnh, riêng Mỹ khả năng rơi vào tình trạng kinh tế suy thoái thì nhịp độ tăng lãi suất sẽ chậm lại. VN có khả năng ổn định tỷ giá hối đoái khi Mỹ giảm tốc độ tăng lãi suất, điều này hết sức quan trọng trong việc nhập khẩu lạm phát từ nước ngoài vào. Việc giảm lạm phát còn đến từ việc hỗ trợ thuế. Khi chỉ số CPI tăng 2,44% thì chỉ riêng giá xăng dầu tăng đã gây ra mức lạm phát lên 2,2%. Nếu lạm phát giảm thì ngân hàng Nhà nước có thể mạnh dạn mở “room” tín dụng cho các nhà băng.
“Chính phủ phải nhanh chóng giảm các loại thuế liên quan đến xăng, dầu để kéo giảm giá đến tay người dân. Từ đó, cũng sẽ đẩy nhanh giá nhiều sản phẩm tiêu dùng trong nước hạ nhiệt theo. Khi kiểm soát được lạm phát thì có thể cung tín dụng để phục hồi kinh tế”, ông Nghĩa nói.
Chính phủ phải nhanh chóng giảm các loại thuế liên quan đến xăng, dầu để kéo giảm giá đến tay người dân. Từ đó, cũng sẽ đẩy nhanh giá nhiều sản phẩm tiêu dùng trong nước hạ nhiệt theo. Khi kiểm soát được lạm phát thì có thể cung tín dụng để phục hồi kinh tế. TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.