Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Trong số các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thuộc quyền quản lý của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp viễn thông trong diện cổ phần hóa như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) hay Tổng công ty Viễn thông Mobifone thu hút sự chú ý đặc biệt của giới đầu tư.
Theo số liệu từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, VNPT và Mobifone chiếm khoảng 45,39% thị trường thuê bao di động, 42,8% thị trường băng rộng di động mặt đất và 40,9% thị trường băng rộng cố định mặt đất (VNPT).
“VNPT và Mobifone đã thể hiện rõ nét vai trò dẫn dắt trong chuyển đổi số, xây dựng hạ tầng số cho các cơ quan của Chính phủ và nhiều địa phương, tổ chức, doanh nghiệp; phát triển và ứng dụng thành công các sản phẩm chuyển đổi số về dịch vụ khách hàng, hóa đơn điện tử, ứng dụng nền tảng điện toán đám mây (Cloud) và triển khai dữ liệu lớn (Big Data); cung cấp dịch vụ ví điện tử Mobile Money; đẩy mạnh việc triển khai các cơ sở hạ tầng mới để mở rộng vùng phủ sóng 4G, truyền dẫn cáp quang, nâng cao chất lượng mạng lưới, chuẩn bị cho mạng 5G...”, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đánh giá.
Hiện VNPT và Mobifone sở hữu tiềm lực tài chính rất lớn. Tổng tài sản của công ty mẹ - Mobifone lên đến 32.000 tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu ở mức khoảng 23.000 tỷ đồng. VNPT còn ấn tượng hơn với tổng tài sản khoảng trên 80.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu trên 65.000 tỷ đồng.
Quy mô kinh doanh cũng là điểm khiến VNPT và Mobifone trở nên hấp dẫn giới đầu tư. Năm 2022, Mobifone đặt kế hoạch doanh thu đạt 31.366 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế lên đến 4.310 tỷ đồng. Với VNPT, “ông lớn” này đặt mục tiêu doanh thu 41.459 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 4.775 tỷ đồng.
Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính, một lãnh đạo của Mobifone nhấn mạnh mặc dù gặp khó khăn nhưng cổ phần hóa là một trong những nhiệm vụ được doanh nghiệp này đặc biệt chú trọng.
Nói về tiến độ của công tác cổ phần hóa tại Mobifone, vị lãnh đạo này cho biết đến thời điểm hiện tại, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã phê duyệt quyết định thành lập ban chỉ đạo và tổ giúp việc ban chỉ đạo cổ phần hóa công ty mẹ - Mobifone.
“Mobifone luôn xác định công tác cổ phần hóa là nhiệm vụ trọng tâm nên trong thời gian qua, doanh nghiệp đã phối hợp với tổ giúp việc ban chỉ đạo cổ phần hóa khẩn trương thực hiện các công việc chuẩn bị cho công tác cổ phần hóa Mobifone như lập phương án sắp xếp, xử lý lại nhà đất của Mobifone, xây dựng kế hoạch chiến lược 2020 - 2025 và tầm nhìn đến 2030; thực hiện công tác xử lý tài chính đối với nợ phải thu khó đòi; thanh lý các tài sản không cần dùng; rà soát hồ sơ pháp lý về tài sản, nguồn vốn, công nợ để chuẩn bị cho công tác cổ phần hóa”, lãnh đạo Mobifone cho biết.
Về phương án sắp xếp, xử lý lại nhà đất, vị này cho biết đã thực hiện xây dựng phương án sắp xếp, xử lý lại nhà đất của Mobifone báo cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cũng như tích cực phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các bộ, ban ngành và UBND các tỉnh trong việc kiểm tra, đánh giá và phê duyệt phương án sắp xếp, xử lý lại nhà đất.
“Đến nay, phần lớn cơ sở nhà đất của Mobifone đã có quyết định phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất. Chúng tôi đang tích cực phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các bộ, ban ngành và UBND các tỉnh để có được quyết định phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất cho số cơ sở nhà đất còn lại”, lãnh đạo Mobifone nói.
Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp viễn thông nói chung và Mobifone nói riêng, lãnh đạo doanh nghiệp này cho hay thời gian hoàn thành các bước công việc cổ phần hóa (bao gồm cả công tác bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược) bị giới hạn tối đa 24 tháng kể từ ngày ban hành quyết định cổ phần hóa. Điều này sẽ gây khó khăn cho nhà đầu tư chiến lược khi đưa ra quyết định đầu tư lớn. Bên cạnh đó, các khoản chi phí cổ phần hóa hầu hết chưa có định mức dẫn đến khó khăn trong công tác lập và phê duyệt kế hoạch chi phí cổ phần hóa.
Cũng theo vị này, doanh nghiệp viễn thông thường có nhu cầu tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để giúp mở rộng ngành nghề kinh doanh, mở rộng địa bàn kinh doanh ra nước ngoài, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý… nên sẽ cần nhà tư vấn cổ phần hóa tầm cỡ quốc tế. Chi phí tư vấn theo thông lệ quốc tế thường được tính theo tỷ lệ phần trăm giá trị giao dịch thành công. Điều này đồng nghĩa khi chưa xác định được giá trị cụ thể của gói thầu tư vấn cổ phần hóa sẽ dẫn đến khó khăn trong công tác phê duyệt gói thầu và khó khăn khi thực hiện tổ chức đấu thầu (chưa có quy định trong Luật Đấu thầu).
Một nguyên nhân khác được lãnh đạo Mobifone nêu ra là do Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng và sâu rộng đến mọi mặt của nền kinh tế, xã hội, đặc biệt việc gây nên những giãn cách bất khả kháng đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ cổ phần hóa. Tuy nhiên, Mobifone khẳng định vẫn bám sát các chỉ đạo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ban chỉ đạo cổ phần hóa để thực hiện các bước công việc chuẩn bị cho cổ phần hóa doanh nghiệp theo đúng yêu cầu.
Về kế hoạch cổ phần hóa trong thời gian tới, lãnh đạo Mobifone cho biết theo quy định tại Nghị định 126, thời gian hoàn thành các bước công việc cổ phần hóa là tối đa 24 tháng kể từ ngày ban hành quyết định cổ phần hóa. Đây là một giới hạn thời gian rất khó khăn nhưng Mobifone khẳng định sẽ nỗ lực cao nhất để đạt được yêu cầu tiến độ về thời gian này.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.