'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Sau hội nghị đối thoại doanh nghiệp do tỉnh Hà Tĩnh tổ chức, doanh nhân Nguyễn Ánh Ngà, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Tài Đức, đã có những chia sẻ thẳng thắn về các vướng mắc, khó khăn mà các doanh nghiệp tại địa phương đang gặp phải.
- Theo bà, cái khó của doanh nghiệp địa phương như Hà Tĩnh hiện nay là gì?
Bà Nguyễn Ánh Ngà: Hà Tĩnh là địa phương mới có tuổi đời 30 năm sau khi chia tách thành lập tỉnh. Do đó, lực lượng doanh nghiệp doanh nhân vẫn trong chặng đường đầu thời kỳ khởi nghiệp. Trong 10 năm trở lại đây, doanh nghiệp phải đối mặt với những cú sốc lớn như lạm phát, dịch Covid-19, thiên tai bão lũ đó là thách thức lớn cho doanh nghiệp hiện nay.
- Các doanh nghiệp địa phương đang cần gì, theo bà?
Đại dịch Covid 19 ảnh hưởng trên toàn cầu đã tác động rất mạnh và hệ lụy sẽ còn kéo dài. Chính quyền tập trung những giải pháp giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trước mắt là rất cần thiết. Nhưng tôi cho rằng vấn đề cốt lõi vẫn chính là cần tăng "sức đề kháng" một cách lâu dài, bền vững cho doanh nghiệp.
Trước hết cần phân tích tầm nhìn, cơ hội, sức mua thị trường trong tương lai để hỗ trợ tư vấn, định hướng đúng ngành nghề kinh doanh, đảm bảo cân đối giữa các thành phần, lĩnh vực doanh nghiệp phù hợp với quy hoạch chiến lược, mục tiêu phát triển lâu dài của tỉnh nhà.
Thứ đến là tạo các cơ hội việc làm cho doanh nghiệp, chú trọng vào công tác đào tạo nâng cao năng lực quản trị, xây dựng bộ "gen" văn hoá, môi trường kinh doanh thuận lợi thúc đẩy và bảo vệ cho lực lượng doanh nghiệp phát triển.
- Hiện nay, Chính phủ và lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cũng đã kịp thời có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp do dịch Covid-19. Theo bà, đâu là giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp lúc này?
Giảm thuế, bảo hiểm, hạ lãi suất.... tất cả những vấn đề đó là tháo gỡ những khó khăn về vật chất trước mắt cho doanh nghiệp, là rất tốt và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Chính phủ và tỉnh đã có những giải pháp quyết liệt và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn rất kịp thời cho doanh nghiệp.
Theo tôi, cần có sự đánh giá đúng đối tượng doanh nghiệp “cứu giúp“, vì những cú sốc thị trường cũng chính là một cách tự nhiên để thanh lọc, tái cấu trúc lại một trật tự doanh nghiệp mới với “sức đề kháng“ mạnh mẽ hơn.
Hiện nay, nếu để người lao động nghỉ việc do không có việc làm dẫn đến khi phục hồi lại sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp rất khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn lao động. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng nên tập trung ưu tiên hỗ trợ trực tiếp cho người lao động, đó là chính sách tháo gỡ khó khăn lâu dài cho doanh nghiệp.
- Bên cạnh các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đầu tư vào Hà Tĩnh, với những doanh nghiệp địa phương quy mô vừa và nhỏ, theo bà tỉnh nên có những chính sách gì để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển?
Hà Tĩnh đang bước vào một giai đoạn phát triển mới đầy triển vọng. Doanh nghiệp Hà tĩnh có rất nhiều cơ hội việc làm thông qua các dự án lớn đầu tư vào địa phương. Với đội ngũ doanh nghiệp doanh nhân vẫn còn non trẻ như hiện tại, tỉnh Hà Tĩnh cần có những chính sách nâng đỡ, hỗ trợ, ưu tiên tối đa cơ hội việc làm thông qua việc liên doanh, liên kết, hợp tác phù hợp với năng lực của doanh nghiệp địa phương. Đó chính là cách thiết thực nhất để giúp doanh nghiệp Hà Tĩnh từng bước trưởng thành.
Xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi này!
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.