Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo đó, ngày 30/3, Nghị viện Hàn Quốc đã thông qua một dự luật nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn của nước này bằng cách giảm thuế cho các công ty để thúc đẩy đầu tư.
Đạo luật được gọi là “Đạo luật K-Chips” sẽ tăng tín dụng thuế từ mức 8% hiện tại lên 15% đối với các công ty lớn đầu tư vào các cơ sở sản xuất, trong khi các công ty vừa và nhỏ sẽ được giảm thuế 25%, tăng từ mức 16% hiện tại. Biện pháp này dự kiến sẽ thúc đẩy đầu tư trong nước cho các công ty công nghệ của Hàn Quốc như Samsung Electronics và SK Hynix.
Samsung và Hynix là hai nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới, đồng thời Samsung cũng là nhà sản xuất chip logic theo hợp đồng lớn thứ hai thế giới tính theo thị phần, sau Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC).
Trước đó, nhằm thúc đẩy nền kinh tế và nổi bật trong cuộc đua toàn cầu về vị thế công nghệ tối cao, Tổng thống Yoon Suk Yeol vào giữa tháng 3 đã công bố khoản đầu tư 422 tỷ USD vào các lĩnh vực then chốt như chip và xe điện, bao gồm cả kế hoạch xây dựng các nhà máy sản xuất chip.
Với dự luật K-Chips và các ưu đãi của chính phủ, Hàn Quốc đang hy vọng duy trì vị trí dẫn đầu về công nghệ bán dẫn toàn cầu hoặc thậm chí vượt qua Đài Loan trong lĩnh vực sản xuất chip logic cho các nước khác.
Lĩnh vực công nghệ là động lực chính của nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại của Hàn Quốc, chiếm khoảng 12% tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng trước. Với nhu cầu bán dẫn toàn cầu đang sụt giảm, nền kinh tế bị thu hẹp trong 3 tháng cuối năm 2022 và quý hiện tại cũng có vẻ đầy thách thức khi xuất khẩu tiếp tục giảm.
Một động lực khác thúc đẩy việc thông qua đạo luật chip mới của Hàn Quốc được cho là liên quan tới việc chính quyền TT Mỹ Joe Biden đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ các đối tác toàn cầu của mình để áp đặt các biện pháp hạn chế sâu rộng đối với việc bán thiết bị chip tiên tiến cho Trung Quốc, theo Bloomberg.
Cụ thể, thời gian gần đây, chính quyền Mỹ đã công bố các hạn chế đầu tư mới cho hoạt động sản xuất chip ở Trung Quốc với các công ty đã nhận trợ cấp của Washington để xây dựng cơ sở sản xuất tại Mỹ. Tuy nhiên, các công ty Hàn Quốc đã được "mở lối", giành được quyền miễn trừ khỏi các biện pháp hạn chế trong vòng 1 năm.
Điều này giúp Samsung, Hynix cùng nhiều nhà sản xuất đang đặt cơ sở chính tại Trung Quốc tránh được "thế khó" trong ít nhất 1 năm và tìm ra phương án mới cho các nhà máy sản xuất của mình.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 31/3, chính phủ Nhật Bản cho biết họ có kế hoạch hạn chế xuất khẩu 23 loại thiết bị sản xuất chất bán dẫn, điều chỉnh các biện pháp kiểm soát thương mại công nghệ tương tự với nỗ lực của Mỹ nhằm hạn chế khả năng sản xuất chip tiên tiến của Trung Quốc, theo Reuters.
Bộ trưởng thương mại và công nghiệp Nhật Bản cho biết họ sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với 6 loại thiết bị được sử dụng trong sản xuất chip, bao gồm các thiết bị làm sạch, lắng đọng, in thạch bản và khắc. Tokyo cho biết tất cả các nhà sản xuất sẽ phải xin phép xuất khẩu các thiết bị cho tất cả khu vực, không chỉ Trung Quốc.
"Chúng tôi đang hoàn thành trách nhiệm của mình với tư cách là một quốc gia công nghệ để đóng góp cho hòa bình và ổn định quốc tế", Bộ này cho biết thêm rằng mục tiêu của họ là ngăn chặn công nghệ tiên tiến được sử dụng cho mục đích quân sự.
Các hạn chế xuất khẩu, sẽ có hiệu lực vào tháng 7, có khả năng ảnh hưởng đến thiết bị do hàng chục công ty Nhật Bản sản xuất, chẳng hạn như Nikon Corp, Tokyo Electron Ltd, Screen Holdings Co và Advantest Corp.
"Chúng tôi cho rằng tác động đối với các công ty trong nước sẽ hạn chế. Chúng tôi không nghĩ đến một quốc gia cụ thể nào với các biện pháp này", Bộ trưởng Công nghiệp Nhật Bản Yasutoshi Nishimura cho biết trong một cuộc họp báo ngày 31/3.
Theo truyền thông phương tây, dù Tokyo khẳng định không nhắm tới bất kỳ quốc gia nào, nhưng việc hạn chế xuất khẩu của nước này là một động thái "ngầm đồng ý" với đồng minh Mỹ sau khi Washington áp đặt các hạn chế sâu rộng đối với việc xuất khẩu công cụ sản xuất chip sang Trung Quốc hồi tháng 10 năm ngoái. Theo nhiều nguồn tin, để có thể hạn chế Bắc Kinh triệt để, Washington cần sự chung tay của Nhật Bản và Hà Lan, những nhà cung cấp chính các thiết bị bán dẫn trên thế giới.
Theo đó, Nhật Bản và Hà Lan vào tháng 1 đã đồng ý cùng Mỹ hạn chế xuất khẩu các thiết bị được sử dụng để sản xuất chip dưới 14 nanomet sang Trung Quốc, nhưng không công bố hiệp ước này để tránh "chọc giận" Bắc Kinh. Phía Tokyo cũng chưa bao giờ công khai thừa nhận rằng đã có một thỏa thuận như vậy. Nhưng rõ ràng, trong biện pháp hạn chế mới nhất, biện pháp này đã được đưa vào một cách "khéo léo" dưới vỏ bọc "áp dụng cho tất cả khu vực xuất khẩu".
Tương tự, chính phủ Hà Lan trong một lá thư gửi quốc hội trong tháng này cũng cho biết họ có kế hoạch hạn chế xuất khẩu thiết bị sản xuất chip.
Xem thêm >> Cuộc chiến bán dẫn Mỹ-Trung: Lợi bất cập hại với Hàn Quốc
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.