'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam đã trở nên sôi động từ cuối năm 2018 tới nay. Lý do là, giá mua điện của các dự án điện mặt trời vận hành trước ngày 30/6/2019 theo Quyết định 11/2017/QĐ-TTg tương đương 9,35 US cent/kWh, cao hơn tương đối so với giá bán lẻ điện đến các hộ tiêu thụ hiện ở mức bình quân 8 UScent/kWh.
Đánh giá của giới chuyên môn được Công ty Chứng khoán Rồng Việt tổng hợp cũng cho thấy, với sự tiến bộ của công nghệ, chi phí đầu tư sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo ngày càng giảm, góp phần thúc đẩy xu hướng đầu tư cho mảng năng lượng tái tạo này. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, chi phí sản xuất điện mặt trời có thể đạt trung bình 3,9 US cent/kWh đối với những dự án được vận hành từ năm 2021, giảm 42% so với năm 2019.
Như vậy, ngay cả với mức giá mua điện mặt trời trên mặt đất là 7,09 US cent/kWh, hay nổi trên hồ là 7,69 US cent/kWh theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg, thì dù đã thấp đi đáng kể so với tại Quyết định 11/QĐ-TTg, nhưng vẫn được cho là sinh lợi tốt so với chi phí đầu tư ban đầu.
Ngoài ra, cơ chế mua điện theo giá cố định (FiT) hiện tại ở Việt Nam được cho là tốt hơn so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, khi áp dụng cơ chế đấu giá cạnh tranh với giá bán điện mặt trời 4,5 - 6,0 US cents/kWh ở Trung Quốc, 4,2 - 5,7 US cents/kWh ở Malaysia...
Chính bởi vậy, đã có sự đổ xô vào đầu tư dự án điện mặt trời tại Việt Nam.
Theo công bố của Bộ trưởng Bộ Công thương trên diễn đàn Quốc hội, tính đến ngày 30/6/2019 (thời điểm cơ chế giá điện của Quyết định 11/2017/QĐ-TTg hết hiệu lực), cả nước có gần 4.900 MW điện mặt trời được hoàn tất và đưa vào vận hành, đóng góp một nguồn rất lớn cho việc bổ sung nguồn điện trong năm 2019. Ngoài ra, có gần 260 dự án điện mặt trời với tổng công suất tới 28.300 MW chờ để được đưa vào quy hoạch.
Sức hút về lợi nhuận của các dự án điện mặt trời tại Việt Nam đã khiến nhiều dự án điện mặt trời từ chỗ ban đầu chỉ có cổ đông trong nước, nhưng sau khi được bổ sung quy hoạch hoặc đi vào vận hành, đã nhanh chóng được sang tay nhà đầu tư nước ngoài.
Super Enegry Corpration Public Company (Super Energy) đến từ Thái Lan hồi đầu năm 2020 ra nghị quyết chi 456,7 triệu USD để sở hữu cổ phần và đầu tư vào 4 dự án điện mặt trời tại Việt Nam, gồm Lộc Ninh 1 (200 MW), Lộc Ninh 2 (200 MW), Lộc Ninh 3 (150 MW) và Lộc Ninh 4 (200 MW).
Trước đó, từ cuối năm 2018, Super Energy đã trình Ủy ban Chứng khoán Thái Lan kế hoạch đầu tư vào 3 dự án điện mặt trời tại Việt Nam với tổng công suất 136,72 MW. Đó là các dự án điện mặt trời Phan Lâm, Bình An và Sinenergy Ninh Thuận.
Đơn cử, tại dự án Phan Lâm có công suất 37,62 MW, thông qua các công ty con của mình, Super Energy mua lại 18 triệu cổ phần, tương đương 100% cổ phần của Công ty Cổ phần Đầu tư năng lượng Nam Thuận - đơn vị nắm 90% vốn tại Công ty Nam Việt Phan Lâm (nơi có dự án điện mặt trời Phan Lâm).
Tiếp đó, các công ty con của Super Energy lại mua nốt 10% của Công ty Nam Việt Phan Lâm từ Công ty Cổ phần Năng lượng Nam Việt Xanh để nắm trọn 100% cổ phần của dự án điện mặt trời Phan Lâm.
Trong báo cáo thường niên 2019 của Super Energy, hàng loạt dự án điện mặt trời tại Việt Nam đã được liệt kê. Ngoài 3 dự án gồm Phan Lâm, Bình An và Sinenergy Ninh Thuận nói trên, còn có các dự án điện mặt trời Văn Giáo 1 (50 MW), Văn Giáo 2 (50 MW) đều tại An Giang và dự án điện mặt trời Thịnh Long (50 MW) tại Phú Yên.
Theo tính toán của Super Energy, ngay cả khi giá điện mặt trời giảm xuống mức 7,09 US cent/kWh cho thời gian từ ngày 1/7/2019 đến hết ngày 31/12/2020, thì 4 dự án điện mặt trời Lộc Ninh vẫn mang lại hiệu quả.
Cụ thể, Lộc Ninh 1 dự kiến đạt lợi nhuận trước thuế 300 - 370 triệu bath/năm, Lộc Ninh 2 đạt 295 - 377 triệu bath/năm, Lộc Ninh 3 là 209 - 271 triệu bath/năm và Lộc Ninh 4 là 295 - 377 triệu bath/năm.
Cũng đến từ Thái Lan còn có Gulf - tập đoàn năng lượng được nhắc tới nhiều trong các dự án điện mặt trời của tập đoàn Thành Thành Công với tỷ lệ nắm giữ có sự thay đổi từ 49% lên 90% sau khi dự án đi vào hoạt động.
B. Grimm Group, cũng đến từ Thái Lan, đã đầu tư vào nhà máy Dầu Tiếng (công suất 420 MW) ở tỉnh Tây Ninh và Nhà máy Năng lượng mặt trời Phú Yên (công suất 257 MW).
Trong khi đó, AC Energy thuộc Tập đoàn Ayala (Philippines) đã thành lập liên doanh BIM/AC Renewable để phát triển các dự án năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận…
Ông Thái Bình, chuyên gia tư vấn tài chính các dự án năng lượng tái tạo cho hay, việc nhà đầu tư ngoại bước vào lĩnh vực năng lượng thông qua mua lại cổ phần của các doanh nghiệp tư nhân trong nước có dự án điện mặt trời lớn được bổ sung vào quy hoạch hay được chấp thuận vận hành thương mại là dễ dàng và ít tốn thời gian hơn rất nhiều so với việc tự đề xuất dự án theo hình thức BOT hay dự án điện độc lập như thường thấy trước đây.
“Cách đi này thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài bởi khâu chuẩn bị ban đầu của các dự án điện mặt trời, điện gió mất khá nhiều thời gian và công sức do tốn nhiều đất. Tuy nhiên, việc mua lại cổ phần của các nhà đầu tư nội trong các dự án năng lượng tái tạo với mức chi phối 90 - 100% không khác gì việc bán lại dự án”, nhà tư vấn này nói.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.