Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.
Trình bày tham luận tại tọa đàm "Góp ý cơ chế, chính sách phát triển năng lượng tái tạo", do Tạp chí Nhà Đầu tư tổ chức vào sáng 29/10, TS Cấn Văn Lực cho rằng trong những năm gần đây, việc đầu tư phát triển các nhà máy, dự án sản xuất điện sử dụng NLTT đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tư lớn trong nước và quốc tế.
"Nếu năm 2016 tổng công suất lắp đặt điện NLTT mới chỉ đạt khoảng 303 MW thì đến năm 2020 tổng công suất ước tăng gấp hơn 20 lần, đạt khoảng 7.000 MW và vượt cả quy hoạch công suất NLTT năm 2020 của Chính phủ", TS Cấn Văn Lực nói.
Cũng theo ông Lực, NLTT hiện nay chủ yếu được sản xuất từ các nguồn như thủy điện nhỏ, năng lượng gió, mặt trời, sinh khối, địa nhiệt, thủy triều... Tỷ trọng NLTT đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong tổng sản lượng điện sản xuất trên toàn cầu, hiện đang chiếm khoảng 10%.
Riêng NLTT, tốc độ tăng trưởng lượng sản xuất hàng năm tăng khoảng 7-9%/năm trong 5 năm (2015-2019), trong đó tỷ trọng NLTT sản xuất từ các thủy điện nhỏ vẫn chiếm khoảng 50%, dù giảm dần từ mức 62% năm 2016.
Tỷ trọng NLTT sản xuất bằng thủy điện (nhỏ) tiếp tục là nguồn NLTT chiếm tỷ trọng cao nhất (50%), tuy nhiên các nguồn NLTT mới như điện gió, điện mặt trời đang phát triển nhanh thời gian qua nhờ chi phí ngày càng giảm.
Đáng chú ý, ông Lực cho rằng chi phí sản xuất điện NLTT trong 10 năm qua (2010-2019) đã giảm 82% đối với điện mặt trời và 47% với điện mặt trời CSP; 39% đối với điện gió trên bờ và 29% điện gió ngoài khơi. Chi phí sản xuất điện NLTT giảm nhờ quá trình cải tiến công nghệ sản xuất, tiết giảm chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động.
Tại Việt Nam, TS Cần Văn Lực cho biết sau một thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ theo các quy định về điện mặt trời và về điện gió và các quy định liên quan của Thủ tướng, điện mặt trời và điện gió tại Việt Nam đã phát triển khá mạnh mẽ (Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về thị trường điện mặt trời).
Tính đến cuối tháng 8/2020, Việt Nam hiện có khoảng 102 dự án điện mặt trời đang hoạt động với tổng công suất đạt 6.314 MW, 11 nhà máy điện gió với tổng công suất 435 MW và 325 MW điện sinh khối và 10 MW điện chất thải rắn.
Tọa đàm "Góp ý cơ chế, chính sách phát triển năng lượng tái tạo".
Điện mặt trời áp mái cũng phát triển khá mạnh mẽ, đạt 948MWp với 42.000 hệ thống điện. Hiện tại, số lượng dự án NLTT đăng ký vẫn tăng mạnh với tổng công suất điện mặt trời, điện gió được phê duyệt bổ sung quy hoạch đã lên tới 23.000 MW, trong đó điện mặt trời khoảng 11.200 MW, điện gió khoảng 11.800 MW.
Mặc dù đạt được những bước phát triển như vậy, nhưng theo TS Cấn Văn Lực, hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện, luật điện lực còn nhiều bất cập như quy định độc quyền nhà nước về truyền tải điện, do đó hạn chế thu hút xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực này, luật NLTT cũng chưa được ban hành như các quốc gia trên thế giới để khẳng định chính sách phát triển ổn định NLTT của Việt Nam trong tương lai.
Không những vậy, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển NLTT thời gian qua chủ yếu phụ thuộc vào mức giá mua điện, tuy nhiên thời hạn hiệu lực của các quyết định thường khá ngắn chỉ trong khoảng 2 năm (và không gia hạn ngay cả các trường hợp bất khả kháng như dịch bệnh Covid-19 vừa qua).
"Bản thân cơ chế giá điện cũng cần hoàn thiện theo hướng sát hơn, có tầm nhìn hơn và kịp thời hơn, cũng như tính hiệu lực của nó nhằm đảm bảo hạn chế hiện tượng lách luật hoặc trục lợi chính sách", ông Lực nói.
Cũng theo TS Cấn Văn Lực, nguồn vốn tài trợ các dự án NLTT vẫn đang chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng, thiếu sự đa dạng hóa nguồn vốn khác như trái phiếu DN, quỹ đầu tư, FDI....
Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng thương mại chưa có định hướng cụ thể cho tài trợ phát triển NLTT mà chủ yếu thực hiện thông qua định hướng tín dụng xanh, trong đó tỷ trọng dư nợ NLTT còn khá thấp (chiếm khoảng 17% so với dư nợ nông nghiệp xanh chiếm 45% tổng dư nợ xanh).
Ngoài ra, nguồn vốn trung dài hạn của ngân hàng thương mại cũng gặp hạn chế do chủ yếu huy động ngăn hạn từ dân cư, trong khi cơ quan quản lý ngày càng quan tâm kiểm soát rủi ro thanh khoản của các hàng thương mại (giảm dần tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn).
Cuối cùng, ngân hàng thương mại còn gặp khó khăn trong tiếp cận thông tin, đánh giá rủi ro dự án NLTT do lĩnh vực này còn mới, trong khi các quy định về hỗ trợ NLTT còn chưa thực sự rõ ràng và nhất quán; và chủ đầu tư cũng còn thiếu kinh nghiệm, còn đầu tư theo tâm lý phong trào và chưa bài bản, còn hiện tượng lách luật.
Muốn giải bài toán nguồn vốn cho các dự án NLTT, TS Lực cho rằng cần tranh thủ nguồn vốn xã hội hoá vào lĩnh vực NLTT trong đó đặc biệt xem xét thúc đẩy tốc độ hoàn thiện hạ tầng truyền tải điện đồng bộ với quy hoạch phát triển các dự án NLTT; cho phép xã hội hóa 1 phần khâu truyền tải điện và phân phối trực tiếp.
Tiếp đó, cần tiếp tục tìm kiếm nguồn lực tài trợ, vốn ODA từ các tổ chức quốc tế như ADB, WB, IMF, các nhà tài trợ khác, các tổ chức phát triển NLTT quốc tế uy tín về cả vốn và trợ giúp kỹ thuật.
Bên cạnh đó, cần phát triển thị trường trái phiếu, quỹ đầu tư, trong đó có thị trường trái phiếu năng lượng sạch, trái phiếu xanh là loại hình đã được các định chế tài chính quốc tế lớn (WB, IFC, ADB...) thực hiện thành công trong thời gian qua.
Ngoài ra, cần nghiên cứu ưu tiên một phần nguồn vốn ngân sách nhất định dành cho phát triển NLTT trong một số lĩnh vực cụ thể như phát triển quỹ năng lượng bền vững, đầu tư hạ tầng cơ sở truyền tải điện, đào tạo kỹ thuật, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tái định cư cho người dân tại các vùng dự án. Nâng cao năng lực của NH Phát triển trong tài trợ các dự án NLTT.
Cuối cùng, ngân hàng nhà nước cần xây dựng các chính sách khuyến khích tín dụng NLTT mạnh mẽ hơn như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc tăng cho vay tái cấp vốn cho các TCTD có tỷ lệ dư nợ tín dụng NLTT cao; điều chỉnh trọng số rủi ro đối với dư nợ tín dụng NLTT xuống thấp hơn tín dụng thương mại khác.
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.