Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Theo nguồn tin từ Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp TP. HCM (HEPZA), do nhu cầu thị trường tấm pin năng lượng mặt trời trên thế giới tăng trưởng trở lại nên nhà đầu tư đã không còn rao bán nhà xưởng như những năm qua mà đang trong quá trình lắp đặt thiết bị, máy móc để sản xuất. Không chỉ vậy, nhà đầu tư còn có kế hoạch gia tăng sản xuất tại dự án ở Việt Nam so với kế hoạch ban đầu.
Điều này đồng nghĩa với việc First Solar sẽ thực hiện đầu tư trở lại dự án có tổng vốn đầu tư lên đến 1,2 tỷ USD này, trong đó vốn đầu tư cam kết cho giai đoạn I là 300 triệu USD với công suất sản phẩm tương đương 250 MW/năm. Cho đến nay, đây cũng là dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vốn đăng ký lớn nhất ở các khu chế xuất và khu công nghiệp trên địa bàn TPHCM.
Trước đó, First Solar cho biết khi nhà máy đi vào hoạt động, sẽ tạo việc làm cho khoảng 600 lao động địa phương và hầu hết sản phẩm sản xuất trong giai đoạn đầu sẽ xuất khẩu sang thị trường châu Âu và Mỹ.
Tập đoàn First Solar của Mỹ vào tháng 11/2011 đã công bố tạm dừng triển khai dự án nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời công nghệ màng mỏng, chỉ sau khoảng 8 tháng khởi công giai đoạn 1 dự án nhà máy này tại huyện Củ Chi, cho đến khi có những tín hiệu hỗ trợ về nguồn cung cầu trên thị trường thế giới. Nguyên nhân của việc này, khi đó được đại diện First Solar giải thích là do sự mất cân bằng cung cầu về năng lượng mặt trời trên thị trường toàn cầu.
Tuy nhiên, sau đó (vào giữa năm 2012), First Solar đã chỉ định Công ty tư vấn bất động sản Cushman & Wakefield Việt Nam là đơn vị đứng ra bán toàn bộ hoặc từng phần nhà xưởng có diện tích 113.000m2 tại Khu công nghiệp Đông Nam do nhà thầu M+W của Đức xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Cơ sở vật chất của nhà xưởng được chào bán này gồm 107.000 m2 được chia thành hai khu vực sản xuất, một khu vực hậu cần rộng lớn và một tòa nhà văn phòng ở bên ngoài (có diện tích 6.000 m2). Tất cả đều nằm trên khu đất diện tích 23 ha. Ngoài ra còn có khu đất rộng 21 héc ta đã có sẵn nguồn điện nước dành cho việc mở rộng, phục vụ cho sản xuất quy mô lớn.
Việc rao bán nhà xưởng của First Solar khi đó cũng thu hút nhiều nhà đầu tư khác quan tâm, tìm hiểu để mua lại nhưng gặp không ít trở ngại vì vướng các thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai và nhà xưởng. Mặt khác, do dự án của First Solar là dự án đầu tư có quy mô lớn và thuộc dự án công nghệ mới ở Việt Nam nên Hepza cũng định hướng nhà đầu tư, doanh nghiệp mua lại nhà xưởng này sẽ phải là nhà đầu tư lớn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kỹ thuật cao hoặc các sản phẩm công nghệ cao.
Tuy nhiên, sau đó những vướng mắc cũng đã được cơ quan quản lý hỗ trợ tháo gỡ và theo Hepza có nhà đầu tư cũng đã tiến gần đến việc mua lại nhà xưởng này nhưng rốt cuộc First Solar không bán nữa mà quyết định ở lại sản xuất Việt Nam.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.