Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 vừa được Công ty Cổ phần FPT (HoSE: FPT) công bố, quý vừa qua, doanh nghiệp này đạt trên 6.600 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau khi trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp còn lại trên 2.600 tỷ đồng, tăng 15,1%. Mức tăng này thấp hơn mức tăng doanh thu thuần, cho thấy biên lợi nhuận gộp của FPT suy giảm trong kỳ. Dù vậy, tính toán cho thấy mức suy giảm rất nhẹ, chỉ 0,6 điểm%.
Cũng trong quý I/2020, FPT ghi nhận 178 tỷ đồng doanh thu tài chính, tăng 16,1%; phần lớn đến từ lãi tiền gửi (138 tỷ đồng) và lãi chênh lệch tỷ giá (40 tỷ đồng). Bên cạnh đó còn có 80 tỷ đồng lãi từ công ty liên doanh, liên kết, giảm 15,5%.
Về chi phí, đáng chú ý, chi phí tài chính trong kỳ của doanh nghiệp này tăng rất mạnh, gấp rưỡi cùng kỳ, lên 181 tỷ đồng. Trong đó, chi phí lãi vay tăng 37% lên 99,6 tỷ đồng; trong khi lỗ chênh lệch tỷ giá tăng tới 67% lên 81 tỷ đồng.
Chi phí bán hàng cũng tăng mạnh 27% lên 620 tỷ đồng. Trái lại, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm nhẹ 2,7% xuống còn hơn 950 tỷ đồng.
Ngoài ra, FPT cũng ghi nhận 14,7 tỷ đồng lợi nhuận khác trong kỳ, giảm 36%.
Chốt quý, tổng lợi nhuận trước thuế của FPT là trên 1.100 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một điểm đáng chú ý trong báo cáo tài chính kỳ này của FPT là việc tổng nợ vay (cả ngắn hạn và dài hạn) tăng vọt hơn 2.000 tỷ đồng, tương đương 26%, lên mức 9.889 tỷ đồng.
Nhìn lại, trong vòng 2 năm từ cuối năm 2017 đến cuối năm 2019 - tương đương 24 tháng, tổng nợ vay của FPT tăng khoảng hơn 3.100 tỷ đồng, cho thấy mức tăng hơn 2.000 tỷ đồng chỉ trong 3 tháng đầu năm 2020 là đột biến.
Điều gì khiến FPT phải huy động thêm lượng nợ vay lớn như vậy trong quý I năm nay?
Quy mô nợ vay và đòn bẩy tài chính của FPT giai đoạn 2017 - quý I/2020
Có thể thấy lý do khi nhìn vào diễn biến dòng tiền. Quý I/2020, mặc dù đạt lợi nhuận trước thuế trên 1.100 tỷ đồng nhưng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của FPT vẫn bị âm (-) 443 tỷ đồng. Nguyên nhân là do doanh nghiệp này phải chi lượng lớn tiền để thanh toán các khoản nợ phải trả, chủ yếu là nợ phải trả người bán ngắn hạn và nợ phải trả người lao động.
Trong khi đó, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm (-) 1.045 tỷ đồng (dòng tiền đầu tư âm thông thường là diễn biến bình thường).
Như vậy, trong kỳ, FPT bị "hụt" tới gần 1.500 tỷ đồng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư. Do đó, doanh nghiệp này đã phải bù dòng tiền bằng cách tăng cường vay nợ với tổng lượng vay nợ thêm trong kỳ là trên 2.000 tỷ đồng.
Việc FPT vay nhiều hơn khoảng 500 tỷ đồng so với lượng hụt có thể là để tăng cường thêm thanh khoản, đáp ứng các nhu cầu tiền chi cho kinh doanh, đầu tư cũng như chi trả cổ tức trong bối cảnh dịch Covid-19 đang tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong quý II.
Trao đổi với VietnamFinance, đại diện FPT cho biết kỳ này, tập đoàn đã chi lượng lớn tiền mặt cho các hạng mục đầu tư lớn, ví dụ 2 dự án Data Center của FPT Telecom, F-Town và FPT Complex của FPT Software). Bên cạnh đó, phía FPT cho hay tiền vay ở lãi suất tốt sẽ giúp FPT đảm bảo sức khỏe xuyên suốt mùa dịch.
Nợ vay tăng vọt do "hụt" dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư không phải là diễn biến tích cực nhưng xét cơ cấu nguồn vốn, mức nợ vay hiện nay của FPT nhìn chung vẫn trong ngưỡng an toàn. Cụ thể, tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu tính đến hết quý I chỉ ở mức 56%. Không có khuôn mẫu nào cho cho tất cả các doanh nghiệp nhưng ngưỡng lưu ý thông thường đối với chỉ số này là khoảng từ 100% trở lên.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.