Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Thông tin từ Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) cho biết doanh thu quý III/2020 của tập đoàn này đạt 24.900 tỷ đồng, tăng 62,7% so với cùng kỳ năm 2019. Lợi nhuận sau thuế tăng gấp đôi lên 3.785 tỷ đồng – là khoản lợi nhuận theo quý lớn nhất mà Hòa Phát từng ghi nhận.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Hòa Phát đạt được kết quả kinh doanh khả quan với doanh thu 65.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 8.845 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng ở mức 40% và 56% so với cùng kỳ năm 2019.
Như vậy, cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm 2020 đều đã vượt mức thực hiện cả năm 2019, trong đó doanh thu hoàn thành 75% kế hoạch năm 2020, lợi nhuận sau thuế hoàn thành 98% kế hoạch.
Báo cáo cập nhật mới đây của Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC) nhấn mạnh một trong những yếu tố giúp Hòa Phát đạt sản lượng thép kỷ lục (động lực chính thúc đẩy lợi nhuận) là nhờ hưởng lợi từ chính sách đẩy mạnh đầu tư công.
Nhìn lại, trong quý I/2020, ngành thép của Việt Nam ghi nhận sự sụt giảm mạnh về sản lượng tiêu thụ do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, từ quý II/2020, chính phủ đã đẩy mạnh giải ngân đầu tư công nhằm kích thích nền kinh tế hồi phục.
Tổng vốn đầu tư công giải ngân trong 4 tháng gần đây (tháng 5 - tháng 9) tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này đã giúp ngành thép của Việt Nam trong quý II/2020 duy trì được sản lượng tiêu thụ ngang với cùng kỳ, sau khi giảm 13,2% so với cùng kỳ trong quý I/2020.
Trong quý III/2020, sản lượng tiêu thụ đã hồi phục mạnh mẽ với tổng sản lượng tiêu thụ thép của Việt Nam tăng 10,8% so với cùng kỳ trong tháng 7 và tháng 8/2020. Trong số các doanh nghiệp thép của Việt Nam, Hòa Phát hưởng lợi nhiều nhất từ việc đẩy mạnh đầu tư công nhờ vị thế đầu ngành và lợi thế về chi phí.
Cụ thể, lũy kế 8 tháng năm 2020, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng toàn ngành giảm 4,1% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của Hòa Phát vẫn tăng trưởng mạnh 20,2% lũy kế 8 tháng và 26,3% lũy kế 9 tháng so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ thị phần nội địa tăng mạnh và sản lượng xuất khẩu tốt.
HSC nhấn mạnh thị phần nội địa tăng nhanh do Hòa Phát là công ty được hưởng lợi chính từ chính sách thúc đẩy đầu tư công. Sản phẩm của Hòa Phát được sử dụng trong những dự án cơ sở hạ tầng chính như dự án đường cao tốc Bắc Nam, nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất và các dự án nhà máy nhiệt điện.
Ngoài ra, Hòa Phát có chi phí sản xuất thấp nhất trong ngành thép xây dựng Việt Nam, do đó công ty có thể đưa ra các mức giá cạnh tranh và nhờ vậy nhanh chóng mở rộng thị phần.
Thị phần nội địa của Hòa Phát đã tăng mạnh lên mức 31,7% trong 8 tháng năm 2020 từ mức 26,8% trong 8 tháng năm 2019, đặc biệt là tại thị trường miền Nam khi thị phần tăng gấp đôi. Điều này là nhờ Tổ hợp nhà máy Dung Quất giai đoạn 1 đi vào hoạt động trong nửa cuối năm 2019 đã giúp Hòa Phát tăng gấp đôi sản lượng tiêu thụ tại thị trường miền Nam.
Sang tháng 9, thị phần của doanh nghiệp này tiếp tục tăng lên 32,6%.
Bên cạnh tăng trưởng mạnh mẽ ở thị trường nội địa nhờ chính sách đẩy mạnh đầu tư công, Hòa Phát cũng ghi nhận sản lượng xuất khẩu tăng mạnh. Sản lượng xuất khẩu thép xây dựng của công ty tăng 95% so với cùng kỳ trong 9 tháng năm 2020, lên 370.000 tấn. Điều này chủ yếu nhờ cảng nước sâu tại tổ hợp Dung Quất đi vào hoạt động từ nửa sau năm 2017, nhờ đó giảm chi phí vận chuyển của Hòa Phát.
Hòa Phát đã cho thấy năng lực cạnh tranh trong trong việc xuất khẩu phôi thép. Nhờ tổ hợp Dung Quất giai đoạn 1 đi vào hoạt động, doanh nghiệp này đã bắt đầu bán phôi thép từ quý IV/2019 sau khi đáp ứng đủ nhu cầu phối nội bộ. Tổng doanh số bán phôi thép trong 9 tháng năm 2020 đạt 1,34 triệu tấn từ con số 0 cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, theo Hòa Phát, khoảng 70% sản lượng tiêu thụ phôi thép của công ty được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Điều này cho thấy Hòa Phát hiện có thể cạnh tranh trực tiếp với các công ty Trung Quốc nhờ lợi ích kinh tế theo quy mô và quản lý chi phí tốt.
Cùng với tăng trưởng của mảng cốt lõi là thép, lĩnh vực nông nghiệp cũng là điểm sáng, đóng góp khoảng 12% doanh thu và 15% lợi nhuận cho Hòa Phát. Ban lãnh đạo tập đoàn này biết các lĩnh vực công nghiệp khác và bất động sản cũng có những đóng góp đáng kể.
Năm 2020, HSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát lần lượt đạt 87.963 tỷ đồng (tăng trưởng 38,2%) và 10.752 tỷ đồng (tăng trưởng 43,2%).
Trong đó, HSC dự báo sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của Hòa Phát sẽ đạt 3,5 triệu tấn (tăng trưởng 26,9%). Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ phôi thép dự báo đạt 1,8 triệu tấn (tăng trưởng 500% so với cùng kỳ). Sản lượng tiêu thụ ống thép dự báo sẽ tăng trưởng 7,6% lên 805.000 tấn.
Đối với thép cuộn cán nóng, dù lò cao số 3 ở giai đoạn 2 của Dung Quất mới đi vào hoạt động từ ngày 24/8/2020 nhưng đã đạt hiệu suất sử dụng 85,7% vào tháng 9/2020, với sản lượng 100.000 tấn. Sản phẩm mới chỉ được sử dụng cho nhu cầu nội bộ màng tôn và ống thép. Theo kế hoạch, Hòa Phát bắt đầu cung cấp thép cuộn cán nóng thương mại từ tháng 10/2020.
Năm 2021 và năm 2022, HSC dự báo lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát đạt lần lượt 13.040 tỷ đồng (tăng trưởng 21,3%) và 15.463 tỷ đồng (tăng trưởng 18,6%).
Công ty chứng khoán này cho rằng Hòa Phát sẽ tiếp tục hưởng lợi nhờ chính sách đẩy mạnh đầu tư công và sự phục hồi của ngành thép sau đại dịch. Tăng trưởng lợi nhuận tích cực trong năm 2021 và năm 2022 chủ yếu sẽ nhờ cơ cấu sản phẩm tốt hơn từ sản phẩm thép dài và đóng góp từ các sản phẩm thép cuộn cán nóng.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.