'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
- Thời gian qua, Chính phủ có một số động thái trong điều hành kinh tế gây ra những phản ứng trái chiều trong dư luận, điển hình như: nhập thịt lợn về để giảm giá thịt lợn trong nước, tạm dừng kí hợp đồng xuất khẩu gạo mới khiến giá lúa gạo trong nước giảm. Ở góc độ của một người quan sát các chuyển động vĩ mô, ông có bình luận gì về cách điều hành của Chính phủ?
TS Lê Duy Bình: Không giống như những năm trước, chúng ta hiện đang đồng thời ở hai mặt trận: chống dịch và duy trì phát triển kinh tế. Khó hơn mọi năm, mỗi quyết định trong điều hành của Chính phủ giờ đây đều trở nên phức tạp hơn do phải tính toán nhiều biến số và thông tin từ hai chiến tuyến này.
Tôi không cho rằng Chính phủ đã có một quyết định dễ dàng trong việc tạm dừng xuất khẩu gạo, đặc biệt khi những lợi ích kinh tế trước mắt từ việc xuất khẩu gạo trong năm nay là rất rõ ràng.
Nhưng với diễn biến khó lường của đại dịch, chúng ta cần lưu ý rằng đây là đại dịch và chưa ai có thể khẳng định chính xác thời điểm nào đại dịch sẽ kết thúc. Và với tình hình hạn hán và sự xâm nhập mặn nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long, những lợi ích kinh tế ngắn hạn có lẽ phải nhường chỗ cho các ưu tiên lớn hơn về an ninh lương thực, về ổn định giá cả, không cho phép lạm phát leo thang trong những kịch bản có thể xấu hơn của đại dịch.
Đối với việc nhập khẩu thịt lợn, Chính phủ đã sử dụng một biện pháp thị trường để giải quyết một vấn đề của thị trường thịt lợn. Biện pháp này đồng thời sẽ góp phần làm giảm chỉ số giá tiêu dùng, tạo dư địa cho các giải pháp khác nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
Bất chấp các nỗ lực tái đàn và các giải pháp khác nhau, giá thịt lợn vẫn ở mức cao một cách không bình thường với sự chênh lệch quá lớn giữa giá thịt lơn hơi và giá mà người tiêu dùng đang phải gánh chịu. Thịt lợn chiếm quyền số là 4,2% trong tổng số hơn 700 mặt hàng tính toán tiêu dùng cuối cùng và do vậy giảm giá thịt lợn sẽ góp phần quan trọng cho việc hạ thấp chỉ số giá tiêu dùng và kiểm soát lạm phát.
- Ông đã nói đến mục tiêu kiểm soát lạm phát, dường như đây là điều Chính phủ đang theo đuổi?
Chúng ta hãy cùng nhìn vào số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố mới đây. CPI tháng 3/2020 và bình quân quý I/2020 so với cùng kỳ năm trước đều ở mức cao nhất trong giai đoạn 2016 – 2020.
CPI bình quân quý I/2020 tăng 5,56% so với bình quân cùng kỳ năm 2019. lạm phát cơ bản bình quân quý I/2020 tăng 3,05% so với cùng kỳ năm trước.
Lạm phát cao sẽ làm thu hẹp dư địa và khoảng trống của Chính phủ trong việc sử dụng các biện pháp khác nhằm hỗ trợ nền kinh tế trước những khó khăn do đại dịch gây ra. Nó còn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý, hành vi và lợi ích của người dân và người tiêu dùng trong bối cảnh đại địch. Vì vậy, kiểm soát lạm phát phải là mục tiêu ưu tiên số 1. Việc hi sinh lợi ích ở một số mục tiêu khác để đảm bảo ổn định vĩ mô là điều hết sức cần thiết.
- Trong cuộc họp Thường trực Chính phủ hôm 27/3, có một nội dung rất đáng chú ý là Thủ tướng đề nghị tính toán, nghiên cứu một gói hỗ trợ từ trái phiếu chính phủ để kích cầu. Dường như Chính phủ đang có ý tưởng nới lỏng tiền tệ?
Với những diễn tiến liên tục thay đổi của tình hình dịch bệnh và của nền kinh tế toàn cầu, việc tính toán các kịch bản và các giải pháp là cần thiết để có thể chủ động trong mọi tình hình. Phát hành trái phiếu là việc vẫn thường được thực hiện trong những năm trước đây trong bối cảnh bình thường của nền kinh tế. Nhưng năm nay, trong bối cảnh trần nợ công cho phép, có thể sẽ phải sử dụng đến công cụ trái phiếu chính phủ này nhiều hơn do tình hình kinh tế có thể khiến nguồn thu sụt giảm và dịch bệnh sẽ khiến chi ngân sách tăng thêm.
Tuy nhiên, đến thời điểm này chúng ta chưa có đủ cơ sở và thông tin cần thiết để nói rằng Chính phủ đang có ý tưởng nới lỏng tiền tệ thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ.
- Trước đây, đa số chuyên gia cho rằng Chính phủ cần cân nhắc chuyện nới lỏng. Nhưng với tình hình dịch bệnh diễn biến như hiện tại và rất nhiều quốc gia trên thế giới đang có kế hoạch bơm tiền, ông có cho rằng Chính phủ cũng nên nới lỏng?
Tôi vẫn cho rằng chúng ta cần tiếp tục thận trọng. Mỗi nền kinh tế có thể trạng riêng với các chỉ số vĩ mô khác nhau, nguồn lực dự trữ khác nhau, các cách thức và thể chế phục vụ cho việc bơm tiền khác nhau. Thị trường, năng lực hấp thụ, năng lực cân đối tiền hàng của khoản tiền được bơm ra của các quốc gia cũng khác nhau. Chúng ta cần nghiên cứu kỹ kinh nghiệm và hành động hỗ trợ của các quốc gia này và đưa ra các phác đồ điều trị cho riêng mình, phù hợp với thể trạng hiện tại và điều kiện cụ thể của nền kinh tế Việt Nam.
Và như trên đã nhấn mạnh, mục tiêu kiểm soát lạm phát là rất quan trọng. Chỉ số lạm phát QI trong năm nay đã khiến cho dư địa cho các giải pháp bơm tiền trở nên vô cùng chật hẹp. Chúng ta cũng cần nhìn lại hệ quả của các gói kích cầu mới được thực hiện cách đây chưa đầy 10 năm, khi việc bơm tiền vào nền kinh tế đã khiến lạm phát lập tức lên hai con số, có thời điểm lên tới hơn 20%, và để lại những hậu quả rất lâu mới khắc phục được.
Chúng ta cần có cái nhìn trung hạn về tăng trưởng kinh tế và có chiến lược phù hợp. Mục tiêu phát triển cao trong năm 2020 có thể không đạt được do các ảnh hưởng của đại dịch, nhưng năm 2020 phải giữ vững được sự ổn định của các chỉ số kinh tế vĩ mô làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế trong những năm kế tiếp.
Sự ổn định là rất quan trọng để nền kinh tế Việt Nam có thể bật dậy nhanh chóng sau đại dịch, hy vọng là sẽ bắt đầu ngay từ giữa năm nay. Nếu để lạm phát vọt lên cao, sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ bị xói mòn và khi đó các giải pháp kế tiếp nhằm phục hổi và đẩy mạnh phát triển sẽ khó khăn hơn bội phần. Tôi cho rằng Chính phủ nên kiên trì các mục tiêu về cần đối lớn của nền kinh tế.
- Chính phủ nhiều nước đang phát tiền cho dân – một giải pháp trong nhiều giải pháp vực dây nền kinh tế. Tại Việt Nam, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cũng có ý tưởng phát tiền cho dân. Ông nghĩ sao về một kịch bản lớn hơn ở tầm quốc gia?
Tôi cho là không vì nguồn lực của mình hiện nay chưa cho phép thực hiện một giải pháp như vậy. Giả định Chính phủ muốn hỗ trợ bằng hình thức phát tiền thì đối tượng ưu tiên được nhận nên là các hộ gia đình và người lao động bị ảnh hưởng trưc tiếp nhất, đặc biệt là những người lao động bị thất nghiệp, người lao động tự do, những đối tượng đang trực tiếp tham gia vào công việc chống dịch, những người già và đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.
- Nhìn tổng thể, ông đánh giá như thế nào về cách điều hành của Chính phủ trong thời gian qua?
Như đã đề cập, chúng ta hiện vừa phải chống dịch và vừa phải duy trì tăng trưởng kinh tế. Các vấn đề về điều hành trở lên khó khăn và thách thức hơn bội phần so với bối cảnh bình thường.
Kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn nhạy cảm và đối diện nhiều khó khăn cũng như các nguy cơ khó lường. Điều hành nền kinh tế hiện thời cũng tựa như người đi trên băng mỏng, từng bước đều phải hết sức thận trọng. Ai có thể chắc chắn rằng giá dầu sẽ không quay đầu tăng vọt trở lại vào tuần sau hoặc tháng sau? Ai có thể khẳng định được dịch sẽ chắc chắn được khống chế trên toàn cầu vào tháng 4 hoặc tháng 5 tới? Vì vậy cách điều hành của Chính phủ như hiện nay, dưới góc độ quan sát cá nhân, tôi thấy thận trọng và phù hợp. Chính phủ vẫn điềm tĩnh và kiên định trong điều hành để giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Đó là điều cần thiết. Nếu duy trì được sự ổn định này, tôi nghĩ đó là nền tảng tốt để nền kinh tế có thể nhanh chóng phục hồi và phát triển mạnh sau đại dịch.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.