Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Tuy nhiên, thay vì lấy tên Go-Jek, công ty này hợp tác cùng đội ngũ sáng lập người Việt, đưa ra ứng dụng Go-Viet.
Trong tháng 7 tới, Go-Viet sẽ triển khai chương trình “Tiên phong khám phá Go-Viet” và chính thức ra mắt phiên bản beta của ứng dụng.
Chương trình trên cho phép người dùng và tài xế tham gia trải nghiệm miễn phí tại một số khu vực nội thành tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Được biết, 2 dịch vụ đầu tiên mà Go-Viet sẽ triển khai là đặt xe hai bánh và giao hàng.
Theo thông tin từ ông Nguyễn Vũ Đức, CEO và Đồng sáng lập Go-Viet thì nền tảng của ứng dụng này tuân theo tiêu chuẩn công nghệ quốc tế nhưng được tối ưu hóa riêng cho thị trường Việt Nam.
Được biết, Go-Viet sẽ phát triển nền tảng đa dịch vụ lớn nhất tại Việt Nam. Sau dịch vụ kết nối vận tải và giao hàng, Go-Viet sẽ triển khai dịch vụ giao đồ ăn, đi chợ hộ, thanh toán điện tử và các dịch vụ khác.
Go-Jek, đơn vị hỗ trợ Go-Viet hiện là nền tảng công nghệ đa dịch vụ lớn nhất tại Indonesia, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện nguồn thu nhập của hơn một triệu người lái xe và hơn 150.000 các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại quốc gia này.
Hồi cuối tháng 5 vừa qua, VietnamFinance đã thông tin về việc Go-Jek dự kiến rót khoảng nửa tỷ USD để gia nhập 4 thị trường mới là Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Philippines trong năm 2018.
Công bố này được Go-Jek đưa ra ngay sau khi công ty nhận được vòng tư mới nhất từ Google, Warburg Pincus, KKR, Tencent và Meituan-Dianping và một số nhà đầu tư quốc tế khác.
Sau giai đoạn thử nghiệm, ứng dụng Go-Viet sẽ được triển khai rộng khắp TP. Hồ Chí Minh và nhanh chóng mở rộng ra Hà Nội cũng như các tỉnh thành khác trên cả nước.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.