Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Với sức ảnh hưởng của riêng VIC, ước tính cổ phiếu này khiến chỉ số VN-Index sụt giảm xấp xỉ 2 điểm. Tuy nhiên nếu chỉ kết tội cho VIC thì chưa hợp lý, vì BID – cổ phiếu cũng rất lớn khác – cũng tăng 3%. VIC chỉ là một nhân tố mang tính kỹ thuật khiến thị trường giảm hôm nay.
Phiên này thị trường cũng không chịu ảnh hưởng gì từ thông tin khác với tuần trước, vẫn chỉ là dịch bệnh tiến triển và có chăng là thêm các phân tích về tác động kinh tế mới. Nói chung các thông tin kiểu này không mới, chỉ có điều nhà đầu tư hấp thụ đến đâu và đánh giá rủi ro ở mức nào.
Điểm quan trọng của phiên giảm hôm nay là số lượng cổ phiếu giảm giá đã tăng lên đáng kể: Với VN-Index, có 133 cổ phiếu tăng giá và 222 cổ phiếu giảm giá. Điều quan trọng thứ hai là khối lượng giao dịch giảm 12% và giá trị giảm 10%. Đối với cổ phiếu, cứ mỗi đơn vị giao dịch thành công là do bên mua và bên bán gặp nhau. Do đó khi giá giảm có nghĩa là người bán đã chấp nhận một mức giá thấp hơn ngày hôm qua và người mua thấy giá đó là hợp lý. Nói cách khác giá cổ phiếu giảm thể hiện quan điểm của chính nhà đầu tư.
Khi mặt bằng thông tin không có nhiều yếu tố gây sốc mới, cung cầu mới là điều quyết định giá cổ phiếu. Ví dụ rõ nhất là cổ phiếu ngân hàng. Những mã này được kỳ vọng rất lớn và tăng giá liên tục thời gian gần đây. Hầu như ngày nào cũng có vài ba cổ phiếu ngân hàng nằm trong nhóm 10 mã thanh khoản nhất thị trường. Như hôm nay là MBB, CTG, TCB, STB, VPB, ACB. Trong số này không có cổ phiếu nào đạt đỉnh cao mới. Thanh khoản rất cao mà giá không tăng thêm được là do nhà đầu tư bán ra chốt lời nhiều không kém nhà đầu tư mua vào.
Nhìn rộng ra với cả thị trường, xu hướng VN-Index tăng ngắn hạn mạnh nhất là trong 5 phiên đầu tiên của tháng 2. 6 phiên còn lại đà tăng rất yếu và đến hôm nay quay đầu giảm. Khi đa số cổ phiếu cùng giảm với chỉ số thì độ tin cậy của phiên giảm cao hơn, không rơi vào tình huống “đỏ vỏ xanh lòng”. 6 phiên suy yếu gần đây rất có thể là quãng thời gian nhà đầu tư đánh giá lại liệu mức tăng vừa qua đã là hợp lý hay chưa, trong bối cảnh các yếu tố vĩ mô vẫn còn thiếu rõ ràng. Hoạt động chốt lời đã cân bằng và dần tạo sức ép với khả năng mua vào.
Đối với các nhà phân tích kỹ thuật, sau mỗi nhịp tăng thường là một nhịp giảm để hiệu chỉnh lại. Đối với giao dịch, đó là thời điểm nhu cầu bán ra cân bằng và dần mạnh hơn nhu cầu mua vào. Trong thời điểm hiện tại, còn có thêm chi phối từ yếu tố cơ bản: Liệu cổ phiếu nào sẽ bị tác động đến kết quả kinh doanh quý 1/2020, cổ phiếu nào hưởng lợi?
Chẳng hạn như SAB, VJC, HVN, MSN hay cổ phiếu của các doanh nghiệp có liên quan đến du lịch, vận tải đang được nhà đầu tư đánh giá lại từ yếu tố cơ bản. Diễn biến giá của các cổ phiếu này yếu hơn hẳn thị trường chung, dù trước đó cũng được bắt đáy, cũng tăng vài phiên rất tích cực. Một thị trường tăng ào ào chỉ là một thị trường chịu ảnh hưởng của tâm lý, giống như nhịp tăng 5 phiên đầu tháng 2. Ngược lại, một thị trường phân hóa tăng giảm mới là có yếu tố định giá cơ bản khi nhà đầu tư chiết khấu rủi ro vào giá cổ phiếu.
Thị trường điều chỉnh giảm cũng là một cơ hội, không chỉ là cơ hội mua hay bán, mà là để nhà đầu tư phản ánh hết những lo ngại đang có.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.