Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Sự cố mất kết nối tại Công ty chứng khoán SSI có thể bị đổ lỗi cho lý do thị trường yếu, thanh khoản kém. Đặc biệt là thanh khoản tại nhóm blue-chips VN30 phiên này thấp chưa từng thấy trong cả năm 2020.
Theo thông tin từ SSI thì kết nối bị đứt suốt cả buổi sáng, đến chiều mới thông được HNX và UpCom nhưng vẫn phải giao dịch với HSX bằng lệnh trực tiếp tại sàn. Thông thường với thời buổi công nghệ, ít người đến sàn đặt lệnh nên có thể thiếu hụt lệnh từ đầu cầu SSI nên thanh khoản chung giảm.
Tổng giá trị khớp lệnh trong nhóm VN30 đã giảm khoảng 20% so với phiên trước và đạt mức 1.127,7 tỷ đồng (không tính thỏa thuận) là kém nhất kể từ đầu năm. Giá trị khớp lệnh chung cả ngày ở hai sàn cũng giảm hơn 11%, chỉ còn 3.418,7 tỷ đồng. Thỏa thuận vẫn lớn với hơn 1.557 tỷ đồng nhờ các giao dịch của ACB, SHB, TCB, VGC, EIB...
Rất khó nói liệu các lệnh từ đầu cầu SSI không vào được nên thị trường yếu hay không vì đó sẽ là lệnh cả mua lẫn bán. Bảng điện thể hiện rằng cả nhóm VN30 chỉ có được 5 cổ phiếu tăng nhưng tới 21 cổ phiếu giảm. Các mã lớn giảm rất nhiều là VIC giảm 1,37%, VNM giảm 1,2%, VRE giảm 1,51%, SAB giảm 1,74%, MSN giảm 1,13%, CTG giảm 1,28%... Cả thanh khoản lẫn điểm số của nhóm VN30 đã suy yếu từ 3 hôm nay, chứ không chỉ riêng vì nghẽn lệnh của SSI.
Giao dịch có phần tích cực hơn ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Tuy vậy các mã đầu cơ kịch trần cũng không nhiều, chỉ có JVC, HAP, EVG là đáng kể. Chỉ số Smallcap cũng chỉ tăng nhẹ 0,41%, Midcap tăng 0,5%.
Mức biến động giảm 3,7 điểm ở VN-Index và 4,6 điểm ở VN30-Index cũng không phải là quá rộng. Các chỉ số này vẫn đang thể hiện trạng thái đi ngang và đặc biệt là thị trường phái sinh vẫn có chênh lệch dương dù đang tiến sát tới ngày đáo hạn. Nhìn từ góc độ nhà đầu tư phái sinh thì việc suy yếu của các chỉ số không báo hiệu rủi ro. Thậm chí trong buổi sáng nhiều thời điểm giá hợp đồng F1 vẫn cao hơn chỉ số tới hơn 3 điểm.
Trạng thái đi ngang vẫn đang tiếp diễn và có khả năng vẫn được duy trì cho tới ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh tháng 8 (ngày 20/8 tới). Vấn đề quan trọng hơn là thị trường được giữ cho đi ngang như vậy nhờ yếu tố nào? Là do lực bán được kiềm chế hay mua chưa xuống tiền mạnh? Kịch bản của thị trường sau đó sẽ phụ thuộc vào một trong hai yếu tố này. Vì vậy nếu đánh giá thị trường hiện tại là đi ngang yếu và có nguy cơ giảm cũng đúng, mà đi ngang tích lũy chờ bùng nổ tăng cũng không sai.
Thanh khoản hàng ngày càng lúc càng nhỏ lại khiến tình trạng thị trường càng trở nên khó đoán và mong manh hơn. Giao dịch từ mức trên 5.200 tỷ đồng khớp lệnh cuối tuần trước tụt xuống còn hơn 3.800 tỷ đồng đầu tuần này và hôm nay giảm tiếp xuống còn hơn 3.400 tỷ đồng. VN30 cuối tuần trước giao dịch gần 2.300 tỷ, đầu tuần còn 1.400 tỷ và hôm nay xuống 1.100 tỷ. Giao dịch yếu như vậy mà thị trường chưa lao dốc nặng thì chủ yếu là nhờ bán ít, hơn là mua đỡ tốt.
Nhà đầu tư nước ngoài đang xả cổ phiếu ở HSX rất đáng kể, hôm nay lại bán ròng thêm gần 287 tỷ đồng nữa. Đây là phiên bán ròng cổ phiếu ở HSX thứ 11 liên tiếp và trong 13 phiên gần nhất đã rút đi 1.470 tỷ, chưa kể các giao dịch ở HNX, UpCom hay đối với CW, chứng chỉ quỹ.
Diễn biến suy yếu ở VN30-Index là rõ hơn ở VN-Index nhất là sau phiên tạo bull-trap ngày 14/8 với thanh khoản đột biến vừa qua. Xu hướng giao dịch trên thị trường chuyển hướng rất rõ từ blue-chips sang các mã đầu cơ nhỏ. Tiền vào blue-chips ngày càng ít tức là các nhà đầu tư tổ chức cũng ít giao dịch. Đầu cơ ở các mã thị giá vài ngàn đồng thì không thể tạo nên xu hướng cho thị trường được.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.