Gói cứu trợ 16.000 tỷ không giải ngân được đồng nào: Người làm chính sách đã 'sập bẫy' sách vở
Lê Nguyễn -
24/09/2020 23:14 (GMT+7)
(VNF) - TS Quách Mạnh Hào (Đại học Lincoln - Vương quốc Anh) cho rằng việc gói cứu trợ 16.000 tỷ đồng của Chính phủ không thể giải ngân là do người thiết kế chính sách đã "mắc bẫy" sách vở, đặt ra những điều kiện không doanh nghiệp nào đáp ứng nổi.
TS Quách Mạnh Hào
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ đã tung ra gói 16.000 tỷ đồng, cho doanh nghiệp vay với lãi suất 0% để trả lương cho người lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Tuy vậy, cho đến nay, đã nhiều tháng trôi qua, gói cứu trợ này vẫn chưa thể giải ngân được một đồng nào.'
Bình luận về việc gói 16.000 tỷ đồng bị "tắc" giải ngân, TS Quách Mạnh Hào cho rằng người thiết kế chính sách đã "mắc bẫy" sách vở.
"Những điều kiện của khoản vay hỗ trợ 16.000 tỷ hoàn toàn phù hợp với bất kỳ nguyên tắc nào về đảm bảo chất lượng khoản vay được dạy trong sách vở nhưng những điều kiện trên hoàn toàn không thực tế", ông Hào nhận xét.
Theo Điều 13 Quyết định 15, người sử dụng lao động muốn vay vốn từ gói hỗ trợ này cần phải đảm bảo ba điều kiện.
Thứ nhất, có từ 20% hoặc từ 30 người lao động trở lên đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên; đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2020 đến hết ngày 30/6/2020.
Thứ hai, đang gặp khó khăn về tài chính, không cân đối đủ nguồn để trả lương ngừng việc cho người lao động, đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương để trả lương cho người lao động ngừng việc.
Thứ ba, không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng tại thời điểm ngày 31/12/2019.”
Theo ông Hào, phần lớn những doanh nghiệp khó khăn sẽ là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động phần lớn có hơi hướng gia đình. Do vậy, khi khó khăn thường, chủ doanh nghiệp và người lao động sẽ thỏa thuận giảm lương, giảm giờ làm để cùng hỗ trợ nhau vượt qua thời điểm khó khăn. Thế nhưng điều này lại không đáp ứng yêu cầu “nghỉ việc liên tục từ 1 tháng trở lên”.
Với những doanh nghiệp nhỏ quy mô thường dưới 100 người, nếu đạt 20% số nhân công (30 người lao động trở lên) có đóng bảo hiểm xã hội phải nghỉ việc thì rất có thể doanh nghiệp đó chuẩn bị giải thể rồi chứ không còn chờ hỗ trợ nữa.
Bên cạnh đó, việc yêu cầu doanh nghiệp chứng minh khó khăn về tài chính là điều hết sức nhạy cảm bởi làm như thế chẳng khác nào tự làm hại doanh nghiệp vì sẽ còn ai dám giao dịch với một doanh nghiệp khó khăn tài chính nữa.
Ngay cả khi danh tính doanh nghiệp được giữ gìn bí mật thì việc phải chứng mình tài chính khó khăn cũng dẫn tới những chi phí không cần thiết liên quan tới việc chuẩn bị và kiểm tra thông tin.
Doanh nghiệp chỉ được vay 50% lương cơ bản của công công nhân - mức rất thấp so với thu nhập cũng phần lớn là thấp (do đối tượng nghỉ việc thường là đối tượng thu nhập thấp) - nên trên thực tế, số tiền được vay quá nhỏ so với chi phí thông tin mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Điều này khiến các doanh nghiệp không muốn vay.
Hệ quả là một mục tiêu chính sách tốt nhưng việc triển khai bị vướng bẫy sách vở dẫn tới thất bại.
Ông Hào cho rằng mấu chốt của gói 16.000 tỷ đồng nằm ở tiêu chí xác lập doanh nghiệp khó khăn.
Gói 16.000 tỷ đồng đang cố cứu cả một nền kinh tế, tập trung vào doanh nghiệp khó khăn, nên đã dẫn tới sự cào bằng, mà ở đó doanh nghiệp khó khăn thật lại không đáp ứng tiêu chí.
"Tôi nghĩ thay vì cố cứu cả một nền kinh tế, hãy tập trung vào cứu một bộ phận của nền kinh tế bị ảnh hưởng. Các nhà làm chính sách nên tập trung vào xây dựng nhóm ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều nhất, nghĩa là bất cứ doanh nghiệp nào trong những ngành nghề đó đều được vay, bất kể điều kiện nào. Điều này có thể dẫn tới việc ai đó cho rằng có doanh nghiệp không khó khăn vẫn được vay – nhưng thực tế nếu ngành nghề của họ khó khăn thì nghĩa là họ đã khó khăn rồi.
"Còn nếu muốn hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động hơn nữa thì thực ra gói cứu trợ nên cho vay trả toàn bộ lương và các chi phí liên quan tới người lao động chứ không nên yêu cầu doanh nghiệp phải trả 50% như một hình thức đối ứng", ông Hào nêu quan điểm.
Việc cho vay để trả toàn bộ lương rõ ràng sẽ làm gói cứu trợ tăng lên gấp đôi, nhưng ông Hào cho rằng trong bối cảnh ngân hàng thừa tiền thì điều đó có khi lại tốt.
"Sự trợ cấp của chính phủ thực ra nằm ở con số tiền lãi vay và bảo lãnh cho khả năng mất vốn. Nhưng bù lại doanh nghiệp sẽ sống, người lao động không mất việc/có thu nhập, các vấn đề xã hội khác không phát sinh, năm sau lại thu được thuế", ông Hào nhận định.
(VNF) - Ông Lê Khánh Lâm - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam cho rằng, 10 - 12% mức thuế suất hợp lý để ngay cả công ty Mỹ tại Việt Nam cũng vận hành một cách hiệu quả
(VNF) - Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cho rằng, việc phát triển kinh tế tư nhân không thể là bài toán tách rời từng nhóm chủ thể, mà phải là chiến lược toàn diện dựa trên cấu trúc hệ sinh thái liên kết đa tầng. Để kiến tạo một hệ sinh thái như vậy, điều kiện tiên quyết là phải dỡ bỏ “trần thể chế” và thiết kế lại chính sách theo “số đo riêng” cho từng tầng doanh nghiệp, thay vì “may đồng phục” như hiện nay.
(VNF) - GS-TS. Vũ Minh Khương - Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore nhấn mạnh, cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn từ nay đến năm 2030 – 2045 nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững. Hiện nay, việc quản lý chủ yếu thiên về kiểm soát tuân thủ quy định, trong khi nhiều quy định này chưa thực sự tạo động lực cho tăng trưởng trong tương lai.
(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đang đặt ra mục tiêu đầy “tham vọng” là tăng trưởng GDP trên 8% trong năm 2025 và xa hơn là đạt mức tăng trưởng hai con số (10% trở lên) trong những năm tiếp theo. Để hiện thực hóa tham vọng này, theo các chuyên gia, cải cách mô hình quản lý kinh tế sẽ giúp bộ máy phát triển một cách trơn tru, có thể giúp cải thiện tăng trưởng GDP lên 1 - 2%, thêm cơ hội tăng trưởng 2 con số.
(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên, việc lấn biển phải đặt trong câu chuyện muốn phát triển thì phải đánh đổi. Định hướng lấn biển để có không gian phát triển phải nghĩ một cách tích cực, đừng để mất cơ hội của Đà Nẵng và cũng là cơ hội của đất nước.
(VNF) - Theo ông Võ Hoàng Hải - Phó Tổng Giám đốc Nam Á Bank, sự tăng trưởng trong GDP có lan tỏa được đến người dân không khi họ vẫn thắt chặt chi tiêu, tỷ lệ nợ đối với tiêu dùng cá nhân còn rất hạn chế?
(VNF) - PGS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Cộng đồng doanh nghiệp tiên phong cần có thêm nhiều ý kiến đóng góp phát triển doanh nghiệp dân tộc.Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin – cho".
(VNF) - Bình luận về mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số trong tương lai, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia tài chính ngân hàng, Kinh tế trưởng BIDV, khẳng định hiện nay Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện.
(VNF) - Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica
Việt Nam, khẳng định mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số là hoàn toàn khả thi
nếu như có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
(VNF) - Năm 2025, DN phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều biến động khi cuộc chiến thuế quan này càng nóng lên, nhu cầu trong nước phục hồi chậm... Trong khi đó những điểm nghẽn về môi trường kinh doanh, thiếu vốn vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu này có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.
(VNF) - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.
(VNF) - Để tạo được đột phá trong cải cách thể chế, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm
trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng phải từ bỏ được tư duy không quản được thì cấm.
(VNF) - Trong nền kinh tế có chế độ tỷ giá tương đối cố định như Việt Nam, chính sách tiền tệ sẽ ít hiệu quả hơn so với chính sách tài khóa, vì vậy trong ngắn hạn, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực hơn.
(VNF) - PGS-TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao cần cách tiếp cận khác thường. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu và hướng đi trong năm 2025 là tập trung phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế xanh.
(VNF) - Ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ VCBF cho biết:
Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, thực tế đầu tư tư nhân mới chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong những năm gần đây, đầu tư tư nhân tăng trưởng rất chậm, năm 2023 là gần 3% năm 2024 là khoảng 8 - 9%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 15% của các năm trước dịch.
(VNF) - Về quyết định Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng sắt thép của tất cả các nước, một số doanh nghiệp sắt thép khẳng định khi các doanh nghiệp ở các nước khác cũng chịu cùng chung mức thuế như Việt Nam khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt sẽ cao hơn.
(VNF) - Trong những năm qua, chúng ta thường tiếp cận với thông tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp rất ít, thậm chí chỉ chiếm 10% GDP. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác và đã trở nên lạc hậu, theo chia sẻ của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT.
(VNF) - Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, nếu chúng ta phát huy được năng lực của doanh nghiệp nội địa cũng như nguồn lực trong nước thì sự phát triển sẽ bền vững và lâu dài hơn.
(VNF) - Khi nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng của người dân vẫn duy trì ở mức cao, thị trường vàng trở nên sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả không chỉ giúp ổn định thị trường mà còn góp phần đảm bảo sự minh bạch, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người dân.
(VNF) - Để có được mức tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI khẳng định: Thể chế là yếu tố mang tính quyết định việc chúng ta tiến hay lùi và vươn mình đến đâu.
(VNF) - Để nền kinh tế có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số nếu có điều kiện thuận lợi, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng, chúng ta cần thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và theo diễn biến của thị trường, kèm theo đó là cần có những công cụ dự báo tốt, việc điều hành chính sách mang tính kịp thời hơn, tránh trường hợp sự việc đã xảy ra chúng ta mới tìm cách ứng phó thì sẽ không kịp bởi chính sách tiền tệ thường có độ trễ.
(VNF) - Về mục tiêu tăng trưởng 8%, thậm chí đạt hai con số nếu điều kiện thuận lợi, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, đây là mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được và cần quyết tâm đạt được để tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới.
(VNF) - Ông Lê Khánh Lâm - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam cho rằng, 10 - 12% mức thuế suất hợp lý để ngay cả công ty Mỹ tại Việt Nam cũng vận hành một cách hiệu quả