Golden Square: Dự án hoang tàn giữa lòng TP. Đà Nẵng bị bán đấu giá

Việt Anh - 07/10/2020 16:13 (GMT+7)

(VNF) - Hơn 12 năm vẫn chưa thể "thoát thai", dự án Golden Square Đà Nẵng đang đứng trước nguy cơ bị đem bán đấu giá để xử lí khoản nợ 1.000 tỷ đồng của chủ đầu tư.

VNF
Golden Square: Dự án hoang tàn giữa lòng TP.Đà Nẵng bị bán đấu giá

Một trong những dự án nổi bật tại Đà Nẵng, tọa lạc ở vị trí "đất vàng" với quy mô chục nghìn m2 là khu thương mại văn phòng Golden Square. Nằm ở vị trí đắc địa ngay trung tâm thành phố với 4 mặt giáp các tuyến đường Yên Bái - Phạm Hồng Thái - Nguyễn Thái Học và Nguyễn Chí Thanh, Golden Square có diện tích hơn 10.660 m2, thiết kế bao gồm 3 tòa tháp cao từ 21 đến 36 tầng với 353 phòng khách sạn và 576 căn hộ.

Dự án Golden Square được khởi công từ đầu năm 2008, theo thông tin từ chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Địa ốc Đông Á (Dong A Real Estate) với tổng vốn đầu tư ban đầu lên đến 1.000 tỷ đồng, là một trong những dự án lớn nhất tại Đà Nẵng.

Công ty Cổ phần địa ốc Đông Á được thành lập vào năm 2003, trong đó nhóm cổ đông chủ chốt là Ngân hàng Đông Á và Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (HoSE :PNJ), hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thiết kế, quản lý dự án, dịch vụ xây dựng nhà cửa, cung cấp dịch vụ tư vấn và đại lý bất động sản, kinh doanh nhà và trang trí nội thất.

Thời điểm đó, Golden Square được Địa ốc Đông Á cam kết sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác trong vòng 3 năm, tức là năm 2011 với giá khởi điểm 1.500 - 1.700 USD/m2/căn, xấp xỉ 100.000 USD cho mỗi căn hộ.

Thế nhưng, trái ngược với cam kết mạnh mẽ của chủ đầu tư, tiến độ thi công của Golden Square lại khá èo uột. Đến năm 2016, dự án này mới ì ạch "leo" đến mặt bằng sàn tầng thứ 2 do nhiều năm bị dừng thi công vì thiếu vốn.

Khi đó, bên ngoài dự án ngập tràn rác thải, cỏ dại mọc um tùm, bên trong những thanh sắt chờ dang dở trên các trụ bê tông đã hoen gỉ, cong queo, còn các tầng hầm thì đọng nước nhiều do không được che chắn... Theo một người dân khu vực, dự án Golden Square lúc này không hơn một mảnh đất hoang hóa, một lô cốt cô độc giữa lòng thành phố làm ảnh hưởng đến mỹ quan chung và gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Tưởng chừng Golden Square sẽ được UBND TP. Đà Nẵng xem xét thu hồi do nhiều lần vượt quá tiến độ cam kết, thế nhưng thật không dễ thực hiện hoạt động này khi chủ đầu tư đã nộp tiền thuê đất, đã xây dựng và có tài sản trên khu đất.

Trong bối cảnh thành phố đang quyết liệt xử lý các dự án bỏ hoang, ngưng trệ trên địa bàn, đại diện UBND TP. Đà Nẵng khi đó đã đề nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho các chủ đầu tư được chuyển nhượng dự án dang dở, nếu tìm được đối tác có năng lực nhằm thúc đẩy tiến độ hoàn thành.

Tranh thủ thời cơ này, Địa ốc Đông Á đã nhanh chóng chuyển nhượng dự án Golden Square cho tập đoàn Alphanam, thương vụ này diễn ra trong lặng lẽ và bên nhận chuyển nhượng cũng không công bố thêm bất kỳ thông tin liên quan.

Tuy nhiên, dường như việc sang tên cho chủ đầu tư mới cũng không khiến dự án "thoát thai", sau nhiều năm dự án vẫn chưa được khai thác và mới đây dự án đang trên bờ vực bị đem bán đấu giá.

Cụ thể, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) vừa thông báo tìm đơn vị thẩm định giá trị tài sản đảm bảo cho khoản nợ của Địa ốc Đông Á mà đơn vị này đang nắm giữ.

Theo VAMC, tính đến ngày 28/9/2020, khoản nợ của Địa ốc Đông Á xấp xỉ 990 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc 745 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo cho khoản nợ có trị giá khoảng 1.100 tỷ đồng lúc cho vay. Chiếm phần lớn trong số đó là quyền sử dụng khu đất trên 10.660 m2 và tài sản hình thành trong tương lai gắn liền với đất tại khu thương mại văn phòng trên đường Nguyễn Thái Học – Phạm Hồng Thái, Đà Nẵng (dự án Golden Square).

Công ty Cổ phần Đầu tư Alphanam (tập đoàn Alphanam) nổi lên từ năm 2007 khi niêm yết mã 30 triệu mã cổ phiếu ALP trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE).

Năm 2010, Alphanam hướng đến chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh đa ngành, với ba hướng chính là sản xuất công nghiệp, kinh doanh nông lâm sản và bất động sản thì Alphanam bắt đầu lấn sân mạnh mẽ sang mảng bất động sản, đặc biệt là việc thâu tóm các quỹ đất lớn.

Tuy nhiên, thời điểm Alphanam đầu tư vào bất động sản cũng là lúc thị trường bước sang giai đoạn đóng băng, khiến tập đoàn thua lỗ liên tiếp trong nhiều năm.

Đỉnh điểm là cuối năm 2014, công ty có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng này đã lỗ lũy kế hơn 500 tỷ đồng và buộc phải hủy niêm yết cổ phiếu ALP, con số này lên đến 657 tỷ đồng vào cuối năm 2016 - thời điểm tập đoàn nhận chuyển nhượng dự án Golden Square.

Bước sang năm 2017, Alphanam mới thu về được lợi nhuận dương, kết thúc nhiều năm gánh lỗ liên tiếp. Cũng từ đây, Alphanam thu hút sự chú ý trở lại bằng việc đầu tư vào một loạt các dự án lớn.

 

Cùng chuyên mục
Ô tô bị đè nát trong bão YAGI được bảo hiểm bồi thường thế nào?

Ô tô bị đè nát trong bão YAGI được bảo hiểm bồi thường thế nào?

(VNF) - Siêu bão Yagi (bão số 3) quét qua các tỉnh thành, thiệt hại nặng nhất là Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội… trong đó rất nhiều phương tiện ô tô bị cây đè, gây tổn thất về tài sản. Vậy những trường hợp do thiên tai như vậy có được bảo hiểm chi trả?

Hà Nội: Hơn 14.000 cây xanh đổ gãy sau bão Yagi

Hà Nội: Hơn 14.000 cây xanh đổ gãy sau bão Yagi

(VNF) - Sau khi bão Yagi quét qua Hà Nội, hàng chục nghìn cây xanh bị gãy đổ trên các tuyến phố.

Dự án khách sạn gần 3.000 tỷ nhiều năm chậm trễ trên đất vàng Đà Nẵng

Dự án khách sạn gần 3.000 tỷ nhiều năm chậm trễ trên đất vàng Đà Nẵng

(VNF) - Sau nhiều năm triển khai, dự án khách sạn gần 3.000 tỷ đang trong tình trạng "kín cổng cao tường" và không có dấu hiệu triển khai xây dựng.

Đồng Yên liên tục tăng giá, nhiều DN Việt bất ngờ hưởng lợi lớn

Đồng Yên liên tục tăng giá, nhiều DN Việt bất ngờ hưởng lợi lớn

(VNF) - Với đà tăng giá của đồng yên trong thời gian gần đây, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp Việt có thể sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Ô tô điện Trung Quốc 'làm mưa làm gió' tại Thái Lan

Ô tô điện Trung Quốc 'làm mưa làm gió' tại Thái Lan

(VNF) - Sau nhiều thập kỷ thống trị doanh số bán hàng tại Thái Lan, Mazda, Nissan và các hãng sản xuất ô tô Nhật Bản khác đang mất dần vị thế tại thị trường này. Sự “đổ bộ” đột ngột của các thương hiệu xe điện Trung Quốc dường như đang định hình lại ngành công nghiệp ô tô của quốc gia được mệnh danh là “Detroit của châu Á”.

Mở tài khoản riêng, dễ dàng tiền bạc với con: Thế nào là vừa đủ?

Mở tài khoản riêng, dễ dàng tiền bạc với con: Thế nào là vừa đủ?

(VNF) - Một số cha mẹ cho rằng việc cởi mở về tài chính gia đình giúp con cái hiểu về tiền bạc một cách trực quan, từ đó có động lực trang bị kiến thức quản lý tài chính cá nhân, trong khi số khác lại lo ngại rằng điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến con, tạo ra sự ỷ lại của con cái vào tài sản của bố mẹ

Xả thải chưa qua xử lý, Công ty Thuận Đức bị phạt 2,1 tỷ đồng

Xả thải chưa qua xử lý, Công ty Thuận Đức bị phạt 2,1 tỷ đồng

(VNF) - Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Thuận Đức bị phạt hơn 2 tỷ đồng vì xả chất thải chưa xử lý ra môi trường, xả nước thải có chứa các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên.

EVNHANOI sẽ không thực hiện ngừng, giảm cung cấp điện trong cơn bão số 3

EVNHANOI sẽ không thực hiện ngừng, giảm cung cấp điện trong cơn bão số 3

(VNF) - Để chủ động phòng chống bão, EVNHANOI cho biết đã triển khai các phương án phòng chống bão và yêu cầu các đơn vị trực thuộc sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xấu có thể xảy ra.

Người Việt đầu tư Bitcoin: Mơ đổi đời, thích giàu nhanh

Người Việt đầu tư Bitcoin: Mơ đổi đời, thích giàu nhanh

(VNF) - Nhiều người Việt đầu tư Bitcoin thắng lớn trong giai đoạn đầu và chuyển hướng sang mua bất động sản, siêu xe… song cũng có hàng ngàn người bị thiệt hại số tiền lớn bởi dính tới lừa đảo.

Volkswagen 'ngàn cân treo sợi tóc', siêu bão Yagi tấn công châu Á

Volkswagen 'ngàn cân treo sợi tóc', siêu bão Yagi tấn công châu Á

(VNF) - Những câu chuyện kinh doanh đáng chú ý nhất toàn cầu trong tuần vừa qua bao gồm tình trạng "khẩn cấp" của gã khổng lồ ô tô Đức Volkswagen cũng như sự sụt giảm giá trị thị trường của Nvidia. Bên cạnh đó, tin tức về siêu bão Yagi, siêu bão mạnh nhất châu Á, cũng được quan tâm.