Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Trình bày tại phiên họp về mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc xây dựng nghị quyết, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết nghị quyết bảo đảm tuân thủ Hiến pháp và khung khổ pháp luật, phù hợp chủ trương định hướng của Đảng, Quốc hội về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hà Nội và việc cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
Tuy nhiên, theo ông Dũng, Hà Nội cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng tính tự chủ, gắn với tăng cường trách nhiệm của chính quyền thành phố, đồng thời thực hiện đầy đủ việc công khai, minh bạch để đảm bảo việc thực hiện kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân các cấp ở thành phố, giám sát của người dân, của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù thí điểm đối với Thành phố Hà Nội phải đặt trong tổng thể xu thế phát triển chung của cả nước, kết hợp hài hòa giữa cái chung và cái riêng.
Thẩm tra dự thảo nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban tán thành với các lý do nêu trong tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù với TP Hà Nội.
Được biết, Chính phủ kiến nghị nâng mức trần nợ vay từ 70% lên 90% trên nguyên tắc Thủ đô phải đảm bảo khả năng trả nợ; cho phép tạm ứng Quỹ Dự trữ tài chính của thành phố để đầu tư hạ tầng và bảo đảm thu hồi trong thời hạn 36 tháng; được sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi các dự án đầu tư phát triển và chi thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội.
Cùng với đó, cho phép sử dụng kinh phí thường xuyên của một số đơn vị do tiết kiệm được để đầu tư công trình nhỏ mang tính chất xây dựng cơ bản, không phải theo quy trình của Luật Đầu tư công; cho phép sử dụng ngân sách cấp thành phố hỗ trợ các địa phương khác (trong nước) để đầu tư xây dựng một số công trình phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo chương trình hợp tác giữa Thủ đô và các địa phương.
Tại dự thảo Nghị quyết lần này, Hà Nội đã đề nghị bổ sung 3 cơ chế, chính sách đặc thù. Trong đó, một chính sách đáng chú ý là việc Hà Nội muốn giữ lại toàn bộ số tiền thu từ thoái vốn, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước do UBND thành phố làm đại diện chủ sở hữu.
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, quá trình cổ phần hóa thành phố đã thu được 11.000 tỷ đồng nhưng không nộp về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).
Ông Chung cũng cho biết tổng số tài sản cổ phần hóa doanh nghiệp hiện còn khoảng 25.000 tỷ đồng theo giá trị vốn.
Theo đề nghị của Hà Nội, thành phố xin giữ lại số tiền trên để xây dựng 2 tuyến đường sắt đô thị, gồm ga Hà Nội - Hoàng Mai trị giá 40.000 tỷ đồng và tuyến số 5 Văn Cao - Hoà Lạc 66.000 tỷ.
Được biết, hai dự án này dự kiến được Hà Nội trình Quốc hội vào tháng 10 tới.
Cho ý kiến về đề nghị của Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đồng ý việc cho Hà Nội giữ lại khoản tiền từ cổ phần hoá, thoái vốn tại doanh nghiệp mà thành phố sở hữu. Bà Ngân cho rằng việc chuyển số tiền thu được này về SCIC là vô lý.
Cùng quan điểm với bà Ngân, nhưng Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển lưu ý thêm, thành phố dùng số tiền này vào việc gì thì phải do HĐND quyết định. Trong trường hợp dự án đầu tư thuộc công trình trọng điểm, tổng mức đầu tư trên 10.000 tỷ đồng phải xin ý kiến Quốc hội.
Kết luận nội dung làm việc, ông Hiển nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 nội dung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính-ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội.
Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ bổ sung nội dung này vào Kỳ họp thứ 9 và trình Quốc hội theo thủ tục rút gọn thông qua tại kỳ họp này.
Phó chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị cơ quan soạn thảo hoàn thiện hồ sơ dự án dự thảo Nghị quyết, cơ quan thẩm tra tiến hành thẩm tra chính thức và trình xin ý kiến các đại biểu Quốc hội xem xét, thông qua tại đợt 2 của Kỳ họp thứ 9 này.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.