Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Nửa tháng trước - cụ thể là ngày 16/03/2018, Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: HAG) ban hành Nghị quyết số 1603/18/NQHĐQT-HAGL, quyết nghị phê duyệt phương án mua cổ phần của Công ty Cổ phần Hưng Thắng Lợi Gia Lai (viết tắt: Hưng Thắng Lợi).
Nghị quyết ngay lập tức nhận được sự chú ý lớn từ đông đảo thành viên thị trường và các nhà đầu tư. Trong đó, có cả những ý kiến tỏ rõ sự băn khoăn.
Theo phương án mà HĐQT đã thống nhất, HAG dự tính sẽ nhận chuyển nhượng 76,93 triệu cổ phiếu Hưng Thắng Lợi để bù trừ cho khoản nợ phải thu 2.477.146.000.000 đồng. Tương ứng, mức giá chuyển nhượng cho mỗi cổ phần Hưng Thắng Lợi lên đến 32.200 đồng – tức là gấp hơn ba lần mệnh giá. Thậm chí, nếu so với chính thị giá cổ phiếu HAG trên HoSE (vùng giá 6.000 đồng/cổ phiếu), thì nó đã gấp tới 5 lần.
"Hưng Thắng Lợi có gì mà HAG lại chấp nhận trả giá cao đến vậy? Nhất là lại trong hoàn cảnh khó khăn trăm bề của Tập đoàn lúc này", một nhà đầu tư đặt vấn đề.
Nghị quyết HĐQT HAG khi ấy chỉ hé lộ một thông tin rất hạn chế, rằng Hưng Thắng Lợi "sở hữu dự án nông nghiệp tại huyện Paksong, tỉnh Chăm-pa-sắc, nước CHDCND Lào". Dòng chú giải ngắn ngủi này hẳn chưa thể làm thỏa mãn những người quan tâm.
Mới đây, bí ẩn về thương vụ đã phần nào được hé lộ khi HAG công bố Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 sau kiểm toán.
Báo cáo cho thấy, ngày 17/03/2018 – tức là chỉ một ngày sau khi thông qua Nghị quyết số 1603/18/NQHĐQT-HAGL, HAG đã tiến hành việc chuyển nhượng 98% vốn góp trong Hưng Thắng Lợi từ các cổ đông hiện hữu của công ty này với giá trị chuyển nhượng là 2.477.146.000.000 đồng. Qua đó, chính thức đưa Hưng Thắng Lợi trở thành công ty con trong Tập đoàn kể từ ngày này.
Cũng theo báo cáo, Hưng Thắng Lợi là một công ty cổ phần được thành lập theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 5901046432 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp ngày 12/10/2016, với hoạt động kinh doanh chính là trồng trọt và kinh doanh các loại cây ăn trái.
Vào ngày mua, Hưng Thắng Lợi đang nắm giữ 100% tỷ lệ sở hữu trong Công ty TNHH MTV Phát triển Nông nghiệp Đại Thắng (Đại Thắng), một công ty hoạt động ở Lào, là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thành lập theo Luật Doanh nghiệp của Lào theo Giấy chứng nhận vĩnh viễn số 026-16/TT.CPS cấp ngày 19/12/2016.
"Hoạt động kinh doanh chính của Đại Thắng trong năm hiện tại là trồng và chăm sóc 1.625 ha vườn cây ăn trái tại tỉnh ChămpaSak, Lào", một dòng tin giá trị đối với nhiều nhà đầu tư từng băn khoăn về quyết định đầu tư vào Hưng Thắng Lợi của HAG.
2.477 tỷ đồng đổi lấy 1.625 ha vườn cây ăn trái tại Chăm-pa-sắc. Lúc này sẽ chưa thể nói ngay là HAG đã mua đắt hay rẻ, cũng như quyết định đầu tư đó khôn ngoan đến nhường nào.
Còn về Hưng Thắng Lợi, thêm một chi tiết nên làm rõ hơn, đó là công ty này đã thâu tóm/hình thành 1.625 ha vườn cây ăn trái tại tỉnh ChămpaSak từ đâu và như thế nào (?); 1.625 ha vườn cây ăn trái trước khi về tay Hưng Thắng Lợi có liên quan gì đến Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai hay ông "bầu" Đoàn Nguyên Đức hay không (?); Và thương vụ đầu tư vào Hưng Thắng Lợi của HAG có thực sự mang bản chất của một thương vụ đầu tư (?).
Nếu quả thực HAG vừa gom thêm được 1.625 ha vườn cây ăn trái tại Chăm-pa-sắc, đó sẽ một tin mang nhiều phần tích cực, khi mà quỹ đất tại Lào đã tiếp tục được HAG mở rộng. Trước đây, khi đề cập đến các dự án ở Lào của HAG, những dự án ở Attapeu hay Viên Chăn thường được nhắc đến nhiều hơn.
"Bầu" Đức mở chuỗi thực phẩm sạch
Chuỗi thực phẩm sạch này mang thương hiệu HEYGO, do Công ty Cổ phần Thực phẩm HEYGO - một thành viên của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai – đảm trách.
"Hoạt động chính của HEYGO là phân phối sản phẩm nông nghiệp sạch do Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai sản xuất, dưới hình thức bán đa kênh: đội ngũ sale chào hàng trực tiếp, bán thông qua các siêu thị, bán qua các cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm, xuất khẩu,…" – heygo.vn giới thiệu và cho biết về sứ mệnh: "HEYGO ra đời với sứ mệnh cung cấp trái cây sạch cho người dân Việt Nam với mục tiêu phục vụ đông đảo nhất có thể. Từ đó, tạo động lực cho cả xã hội có thói quen sử dụng thực phẩm sạch, bài trừ thực phẩm không an toàn."
Cũng theo giới thiệu, HEYGO xác định lợi thế cạnh tranh của mình là "chất lượng chuẩn mực, nguồn gốc rõ ràng", trên cơ sở: (1) Nguồn gốc nông sản đồng nhất, chỉ được cung cấp bởi Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai; (2) Số lượng nông sản đa dạng từ hàng chục nghìn hecta nông trường ứng dụng công nghệ cao; (3) Sản phẩm chất lượng hàng đầu với tiêu chuẩn toàn cầu Global Gap do tổ chức Bureau Veritas (Pháp) chứng nhận; (4) Hệ thống công nghệ hiện đại giúp quản lý chất lượng hàng hóa tốt.
Công ty Cổ phần Thực phẩm HEYGO thành lập ngày 14/03/2017, đăng ký trụ sở chính tại 7/1 Thành Thái, phường 14, quận 10, TP. HCM.; Vốn điều lệ ban đều là 5 tỷ đồng trên cơ sở góp vốn của HAG (51%) và 3 cổ đông cá nhân: Nguyễn Thị Minh Hiền (19%); Vũ Quang Trung (15%); Phan Thanh Đông (15%). Công ty được đại diện trước pháp luật bởi Tổng Gám đốc Lâm Hoàng Hải – cựu Thành viên Ban Kiểm soát HAG.
"Với khát vọng tiên phong trong ngành thực phẩm tiêu dùng sạch và phát triển trường tồn bền vững, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và vị thế của người Việt. Trở thành công ty phân phối sản phẩm nông nghiệp đứng số 1 Việt Nam, bước đầu lấy hoạt động phân phối trái cây làm trọng tâm", Heygo.vn nói về tầm nhìn của công ty. Tuy nhiên đến nay, hệ thống phân phối của HEYGO vẫn mới chỉ có 1 cửa hàng duy nhất tại 164 Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM.
Trong một diễn biến mới nhất, được biết, ngày 20/3/2018, Công ty Cổ phần Bò sữa Tây Nguyên – công ty con của HAGL Agrico – đã chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tương ứng với 23,46% tỷ lệ sở hữu trong Công ty Cổ phần Chăn nuôi Gia Lai, hiện là công ty liên kết, cho Công ty Cổ phần Thực phẩm Heygo. Theo đó, Công ty Cổ phần Chăn nuôi Gia Lai không còn là công ty liên kết của HAGL Agrico.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.